Từ những kiến thức về truyện cổ tích Việt Nam, đặc biệt là qua việc học truyện cổ tích Tấm Cám, anh (chị) hiểu thế nào về những câu thơ sau đây của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: "Ta lớn lên... Hoa của đất, ..." (Đất nước - Trường ca Mặt đường khát vọng)

Đề bài:

Từ những kiến thức về truyện cổ tích Việt Nam, đặc biệt là qua việc học truyện cổ tích Tấm Cám, anh (chị) hiểu thế nào về những câu thơ sau đây của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi đắng cay dập vùi

Rằng có cô Tâm cũng về làm hoa hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng của.

(Đất nước - Trường ca Mặt đường khát vọng)

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Bài làm:

Từ thuở nằm nôi, mỗi chúng ta đã được mẹ, được bà trao cho niềm tin yêu cuộc sống từ những lời ru ầu ơ, từ những câu chuyện cổ tích, cổ tích, từ bao đời nay luôn là điểm tựa tinh thần của con người, luôn nâng đỡ con người vượt lên mọi nỗi khổ đau trong cuộc đời, để đến với hạnh phúc tròn vẹn.

Cho đến tận bây giờ, đối với nhiều người, khi phải đối diện với cuộc sống còn bộn bề, khốn khó truyện cổ tích vẫn luôn ru vỗ, luôn mang đến. cảm giác bình yên, hạnh phúc. Bằng trải nghiệm của chính bản thân, Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định giá trị tinh thần lớn lao của những câu chuyện cổ.

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Mỗi chúng ta chẳng lớn lên từ những câu chuyện cổ, cổ tích là nơi cất giàu bao niềm tin và ước mơ, khát vọng về lẽ công bằng, khát vọng về hạnh phúc của con người. Để rồi chính niềm tin đó, khát vọng đó là hành trang theo suốt mỗi cuộc đời, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta.

Cũng bằng chính niềm tin và ước mơ đó, cổ tích đã nâng đỡ chúng ta lên khỏi những vấp váp, bất trắc trong cuộc đời, chắp cánh trong tajòng yêu đời, yêu cuộc sống:

Dẫu phải khi đắng cay dập vùi

Rằng có cô Tấm cũng về làm hoa hậu

Cây khê chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Niềm tin đó sẽ xoa dịu những nỗi buồn trong ta, sẽ ru vỗ, đưa nôi để ta có thêm niềm tin vào cuộc sống. Ai đã đọc Cây khế, Thạch Sanh, Sọ Dừa, Tấm Cám... chắc chắn sẽ đồng cảm với suy nghĩ, tâm sự đó của nhà thơ.

Tự bao đời nay, cổ tích vẫn là giấc mơ hư ảo của loài người về những gì họ khao khát mà chưa có được trong cuộc đời. Câu chuyên về con chim thần hay đến ăn khế trả vàng cũng chính là ước mơ về lẽ công bằng, về sự đủ đầy, giàu có trong cuộc sống. Con chim sòng phẳng ăn một quả, trả cục vàng cho người em. Người em nghèo khổ nhưng tốt bụng đáng được che chở, đáp đền. Còn người anh tàn ác, tham lam đáng bị trừng trị. Lẽ công bằng đó, con người đã ước mơ từ rất lâu rồi.

Hơn hết thảy mọi cầu chuyện, Tấm Cám là truyện cổ tích thể hiện một cách sâu sắc khát vọng hạnh phúc, khát vọng về lẽ công bằng của con người. Trong Tấm Cám, khát vọng hạnh phúc, khát vọng về lẽ công bằng được các tác giả dân gian tập trung thể hiện trong mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám, trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. .

Tấm là một cô gái xinh đẹp, ngoan hiền, chăm chỉ xứng đáng được sống cuộc sống sung sướng. Nhưng ngược lại, nàng luôn bị dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ ganh ghét, đày đoạ. Sống với mẹ con Cám, Tấm chỉ như người ở, suốt ngày phải làm lụng vất vả, bị tước đoạt mọi thứ, cả vật chất và tinh thần. Sống cuộc sống như thế, hơn ai hết, Tấm sẽ luôn mang trong mình khao khát được đốì xử công bằng. Khát vọng của Tấm chỉ có Bụt thấu hiểu và chia sẻ.

Mỗi lần Tấm bị mẹ con Cám ức hiếp, Bụt lại hiện lên hỏi han động viên và giúp cô vượt qua tất cả. Sự xuất hiện của Bụt chặng đầu của câu chuyện vừa thể hiện niềm yêu thương, đồng cảm của nhân dân lao động trước số phận bất hạnh của Tấm, vừa là niềm mơ ước có thế lực phù trợ để hoá giải mọi nỗi đau khổ mà con người phải chịu đựng. Bụt đến mang lại công bằng cho Tấm và mang cả hạnh phúc đến cho nàng, Vượt qua bao đố kị, ghen ghét của hai mẹ con Cám, Tấm được làm hoàng hậu. Được làm hoàng hậu là ước mơ hạnh phúc của biết bao con người. Với Tấm, nó còn là phần thưởng công bằng, xứng đáng với nàng hơn ai hết.

Ở chặng sau của truyện, ta không thấy Bụt xuất hiện nữa. Nhưng không phải vì thế mà ước mơ, khát vọng của con người về lẽ công bằng, về hạnh phúc không còn. Mẹ con Cám tha hồ hãm hại Tấm, bắt Tấm phải chết nhưng nàng không chấp nhận diều đó. Các chi tiết biến hoá kì ảo dồn dập xuất hiện trong truyện vừa thể hiện sức sống mãnh liệt, vừa thể hiện cao độ niềm khát khao hạnh phúc của Tấm. Nếu không tha thiết với cuộc đời này, không ao ước một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn mà mình chưa từng có, chắc chắn Tấm sẽ không hoá thành vàng anh, thành cây xoan đào, thành khung củi, thành cây thị, quả thị. Mặc dù ở chặng này, Bụt không xuất hiện nhưng nếu không có những lần biến hoá thần kì đó, Tấm cũng sẽ không được trở lại làm người. Người bình dân đã mang vào truyện những yếu tố ki ảo để giúp nàng thực hiện ước mơ, khát vọng của mình.

Được trở lại làm hoàng hậu, Tấm đạt được ước mơ hạnh phúc nhưng ước mơ về lẽ công bằng nàng vẫn chưa thực hiện được. Để Tấm trừng trị mẹ con Cám, kết thúc mâu thuẫn đeo đẳng bấy lâu nay, các tác giả dân gian còn muốn trả lại sự công bằng cho nàng một cách trọn vẹn, tuyệt đối kẻ gieo gió như mẹ con Cám sẽ phải gặp bão, sẽ phải đền tội...

Truyện cổ tích ra đời trong xã hội đã phân chia giai cấp. Trong xã hội đó, những người mồ côi, những người em út, những đứa con chồng... những thân phận nhỏ bé luôn bị đối xử bất công. Đó là lí do khiến lúc nào họ cũng mang trong mình khao khát cuộc sống hạnh phúc. Chàng Thạch Sanh luôn ước mơ có một mái ấm gia đình, người em trong truyện Cây khế luôn ước mơ được sống cuộc sống no đủ, cô Tấm luôn ước mơ được sống yên ấm trong tình yêu thương... Không thể có lẽ công bằng, hạnh phúc trong cuộc đời thực, họ gửi những ước mơ ấy vào cổ tích, nhờ các thần linh giúp đỡ thực hiện trong cổ tích. Chính những ước mơ của họ đã đưa họ vượt lên bao gian khó, tủi cực trong cuộc đời để sống cuộc sống có ý nghĩa. Để rồi, khi đọc những câu chuyên người xưa đã sáng tạo, mỗi chúng ta như được tiếp thêm niềm tin, nghị lực, sức mạnh để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Cổ tích đã ra đời và tồn tại hàng ngàn năm nay nhưng đến giờ nó vẫn còn nguyên giá trị là bởi những khàt vọng mà nó luôn mang theo.

Viết bình luận