Từ Truyện An Dương vương và Mị Châu - Trọng Thủy, anh (chị) hãy rút ra bài học về dựng nước và giữ nước của dân tộc ta

Suốt bốn ngàn năm lịch sử, Việt Nam có biết bao câu chuyện về dựng nước và giữ nước. Nhưng có lẽ bài học nguyên thuỷ nhất, được lưu truyền bởi nó để lại bài học sâu sắc nhất là Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Trong một bài thơ của mình, nhà thơ Tố Hữu viết:

Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,

Trái tim lầm chỗ để trên đầu,

Nỏ thần vô ý trao tay giặc,

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.

Nhưng có lẽ nào truyền thuyết lại chỉ đơn thuần kể lại cho bao thế hệ sau này câu chuyện về sự “vô ý” của một cô công chúa? Đọc Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, chúng ta không chỉ được chứng kiến bi kịch của một gia đình mà còn được chứng kiến bi kịch của đất nước, của dân tộc trước đây hàng ngàn năm. Bi kịch khởi nguồn từ tham vọng xâm chiếm, thôn tính Âu Lạc của lũ giặc phương Bắc, cầm đầu là Triệu Đà. Nhưng bao lần đưa quân sang đánh Âu Lạc là bấy nhiêu lần quan quân Triệu Đà thất bại thảm hại trước nỏ thần của An Dương Vương. Sự phù trợ, hậu thuẫn của sứ Thanh Giang đã mang lại sức mạnh vô địch cho nhân dân Âu Lạc, đưa đất nước thoát khỏi họa xâm lăng, mang lại hoà bình, yên ấm cho muôn dân trăm họ. Nhưng cũng chính bởi xây được thành cao, hào sâu, và đặc biệt có được nỏ thín trong tay mà An Dương Vương trở nên chủ quan khinh địch. Khi Triệu Đà cầu hôn, An Dương Vương đã vô tinh gả con gái là Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thuỷ. Sự vô tình đó chính là tia lửa sau này nhen lên thảm hoạ chọ nhân dân đất nước Âu Lạc. An Dương Vương đã không lường được lòng dạ hiểm độc của cha con Triệu Đà. Điều này bắt nguồn từ sự lơ là, mất cảnh giác của An Dương Vương từ khi có nỏ thần trong tay. Cha vô tình còn con gái lại quá ngây thơ. Nghe Trọng Thuỷ dỗ, Mị Châu đã thuận chơ xem nỏ thần - báu vật quốc gia - thứ quốc khí trấn giữ sự an nguy của đất nước. Nàng đâu có biết mình đã mắc kế hiểm của cha con Triệu Đà. Chắc chắn Mị Châu không thể ngờ người chồng mà mình hết lòng tin yêu lại đánh tráo lẫy thần, đem về nước hắn.

Cha con Triệu Đà lại một lần nữa đem quân xâm chiếm Âu Lạc. An Dương Vương cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Nhưng hồi cuối của cuộc chiến đã đến. An Dương Vương phải đưa Mị Châu chạy về phương Nam. Cho đến khi sứ Thanh Giang từ biển cả hiện lên kết tội Mị Châu, lưỡi kiếm của người cha đã vung lên trước đứa con gái độc nhất của mình. Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm trừng phạt của cha nhưng lời thỉnh cầu của nàng ứng nghiệm. Máu nàng chảy xuống nước, trai ăn được đều biến thành hạt châu. Trọng Thuỷ không còn vợ, thương tiếc khôn nguôi lao đầu xuổng giếng tự vẫn. Đem những hạt ngọc trai kia rửa vào giếng nước này thì thấy trong sáng thêm.

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Mặc dù dân gian đã thêu dệt thêm nhiều chi tiết nghệ thuật li kì, hấp dẫn nhưng dấu ấn bi kịch của câu chuyện vẫn không thể nhoà mờ. Trước hết, có thể thấy đó là bi kịch của đất nước, bi kịch thuộc về một thời đại lịch sử. An Dương Vương vì mất cảnh giác đã để mất nước vào tay Triệu Đà. Mị Châu vì cả tin, ngây thơ đã vô tình tiếp tay cho hành động giạn xảo của Trọng Thủy. Đem bí mật quốc gia tiết lộ cho kẻ thù của dân tộc (dù kẻ đó có là chồng nàng), Mị Châu đã mang trọng tội vớị nhân dân, đất nước. Với tư cách là vợ Trọng Thuỷ, nàng vẫn có quyền từ chối lời đề nghị xem nỏ thần của chồng lắm chứ? Sự mất cảnh giác của cha con An Dương Vương là nguyên nhân dẫn đến sự thương vong của đất nước, của dân tộc. Từ khía cạnh này, câu chuyện trồ thành bài học đắt giá về tinh thần cảnh giác kẻ thù đối với mọi con dân của đất nước Việt Nam.

Từ Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, chúng ta cồn được nhận một bài học quí giá nữa: bài học về cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng. Các quan hệ đó được tác giả dân gian khéo léo lồng ghép trong mối quan hệ cha con, vợ chồng. Mị Châu là con gái vua An Dương Vương, là công chúa nước Âu Lạc nhưng khi lấy Trọng Thuỷ - con trai kẻ thù của đất nước mình rồi, nàng là vợ Trọng Thuỷ. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu...”, chắc chắn Mị Châu thấu hiểu điều này hơn ai hết. Nhưng rõ ràng đó không phải là lí do để Mị Châu nhất nhất phải theo Trọng Thuỷ và cũng không thể dựa vào đó dể nói rằng, Mị Châu hoàn toàn vô tội khi đáp ứng lời thỉnh cầu được xem nỏ thần - báu vật quốc gia của Trọng Thủy. Khước từ Trọng Thuỷ, Mị Châu chỉ phật lòng một người nhưng nghe lời dỗ của Trọng Thuỷ, nàng lại phụ cả thiên hạ của vua cha, phụ hết thảy muôn dần trăm họ. Mị Châu đã không suy xét hành động của cá nhân mình nên nàng không thể hài hoà các mối quan hệ với nhau. Tin theo chồng, nàng đã phản bội cha và nghiêm trọng hơn là phản bội đất nước. Lời phán quyết của Rùa Vàng về tội trạng của nàng chính là lời phán quyết của nhân dân về hành động vô tình nghiêm trọng mà nàng đã gây ra. Vậy nên hành động tuốt kiếm chém đầu đứa con gái của An Dương Vương không phải là hành động giết con của người cha mà là hành động trừng phạt kẻ cồ tội của người đứng đầu Nhà nước. Không vì tình riêng mà dung tha cho con mình, An Dương Vương đã xử trí hết sức chính xác, công bằng.

Giá như An Dương Vương không mất cảnh giác và Mị Châu ý thức một cách .rõ ràng về địa vị của mình trong phạm vi gia đình, phạm vi đất nước, chắc chắn bi kịch nước mất nhà tan sẽ không xảy ra. Nhưng câu chuyện đã thuộc về lịch sử. Chúng ta chỉ có thể nghe lại, đọc lại và chiêm nghiệm về những bài học quí giá mà cha ông gửi gắm trong mỗi chi tiết nghệ thuật, mỗi hình tượng thẩm mĩ.

Viết bình luận