Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra. Vậy tuổi trẻ học đường - thế hệ tương lai của đất nước - có những suy nghĩ gì và có thể làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?

Tai nạn giao thông gây ra nhiều thiệt hại về người và của

Những thực tế đau buồn về tình hình tai nạn giao thông đã phản ánh tầm quan trọng của vấn đề: Mỗi ngày qua đi có tới hơn ba mươi người chết và bị thương do tai nạn giao thông. Trong vài năm trở lại đây, trong chương trình “Chào buổi sáng” mới có chuyên mục “An toàn giao thông”. Đó là bởi tình hình tai nạn đã quá phổ biến gây xôn xao trong dư luận. Từng ngày từng giờ, có tới hàng trăm vụ tai nạn, theo đó là hàng chục thiệt hại: Những vụ đâm tàu (ở Hà Nam, ở Quảng Bình,...) những tai nạn ô tô nghiêm trọng, phổ biến hơn là các tai nạn mô tô xe máy... tại các thành phố lớn, khu dân cư đông đúc... Và đáng buồn thay, trong số những vụ tai nạn ấy, có nhiều vụ là hậu quả của những người học sinh - sinh viên coi thường an toàn giao thông. Mặt khác, cũng không ít học sinh - sinh viên là nạn nhân đau thương của nhiều vụ tai nạn thảm khốc.

Tai nạn giao thông gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Các gia đình mất đi những người thân, xã hội mất đi những thành viên, những bàn tay lao động. Mất đi vì bệnh tật, vì tuổi già đã đành một lẽ - đó là tất yếu của tự nhiên, nhưng má't đi vì tai nạn giao thông - vì chính con người và những phương tiện do con ngơời tạo ra thì thật đau xót. May mắn hơn có người chỉ bị thương. Nhưng trong số ấy cũng có người phải mang bất hạnh suốt đời: bị mất đi một phần cơ thể, bị liệt, phải sống đời sống thực vật, ...

Tai nạn giao thông có nhiều nguyên nhân phức tạp. Trước hết đó là do ý thức và khả năng của người tham gia giao thông. Khi đi đường, nhiều người bât chấp đèn báo, gặp đèn vàng, đèn đỏ vẫn ung dung “thẳng tiến”. Như vậy hỏi sao không tai nạn, mà tai nạn hỏi sao không nguy hiểm? Lại có những bác tài lái ô tô được mệnh danh là “tổ lái”: lạng lách, vượt đèn,... là chuyện “cơm bữa”. Rồi uống rượu, ngủ gật cũng không phải chuyện hiếm. Họ không ý thức được trách nhiệm phải đảm bảo an toàn cho hàng chục con người đang ngồi sau “vô lăng” của họ. Cũng cần chú ý đến số đối tượng không có bằng lái nhưng vẫn điều khiển xe máy, ô tô. Trong đó phần nhiều là những bạn học sinh còn đang độ tuổi học sinh: tay lái còn yếu, phản xạ còn kém nên việc tham gia giao thông còn nhiều hạn chế. Nguy hiểm hơn có những bạn học sinh tổ chức đua mô tô, xe máy. Tai nạn xảy ra không chỉ cho họ mà cả những người vô tội khác.

đất nước ta nói riêng, nhắc đến tai nạn còn cần đề cập đến nguyên nhân sự hiểu biết về luật giao thông đường bộ còn hạn chế và cơ sở vật chất chưa được đảm bảo.

Luật giao thông chưa được phổ biến sâu rộng đến người dân. Họ rất hồn nhiên đem rơm rạ, thóc lúa rải lên đứờng cao tốc, quốc lộ để... phơi! Họ vô tư không kém khi lái xe đạp sang phần đường của ô tô, xe máy vì... rộng và thoáng hơn! Nguy hiểm hơn, nhiều người dân có cả người lớn, cả trẻ em vặn trộm ốc ở đường ray xe lửa. Họ không hiểu được việc ấy gây nguy hiểm đến tính mạng của bao nhiêu người! Điều đáng tiếc là nhiều bạn trẻ không có ý thức tìm hiểu luật giao thông. Mặt khác, một số trong bộ phận ấy còn là đối tượng trực tiếp tham gia vào những hành vi sai trái làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông.

tình hình tai nạn giao thông đã phản ánh tầm quan trọng của vấn đề

Cơ sở vật chất cho giao thông cũng là nguyên nhân quan trọng. Phương tiện giao thông của chúng ta còn thiếu sót nhiều. Xe đạp không phanh đảo vành,... xe máy không đèn, hỏng hóc đâu đó không phải là hiếm. Cùng với đó là hệ thống đường sá, cầu cống chưa đảm bảo. Có những quãng đường quốc lộ loang lổ vết “may vá” đắp đổi, lại có quãng xe đang lao nhanh chợt sa vào... hố! Chưa hết, báo chí vài năm nay còn xôn xao vì bài ca “đào lên lấp xuống” những con đường. Là đường liên tỉnh, đường quốc lộ nhưng chỗ này đống đất, chỗ kia đông cát. Đường thi công cả năm bảy năm chưa xong. Mùa nóng thì bụi ngất trời, mùa mưa như sa vào đầm lầy châu Mỹ! ôi, những con đường!

Trước những thực tế đau buồn ấy, tuổi trẻ học đường có thể làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?

Trước hết, công việc vô cùng cần thiết là tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp và có sự tìm hiểu thêm đầy đủ hơn về vấn đề này. Chúng ta là thế hệ tương lai của đất nước. Những chủ nhân trẻ tuổi của nước nhà cần có sự hiểu biết về giao thông để có thể làm chủ vấn đề an toàn giao thông, không để tai nạn xảy ra ngoài ý muốn.

Có hiểu biết về luật pháp, chúng ta cần chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về an toàn giao thông: không lạng lách đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, không tham gia vào những hành vi phá hoại công trình giao thông,...

Có hiểu biết về luật pháp, chúng ta cũng cần tuyên truyền luật giao thông cho những người xung quanh. Đó có thể là trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông,... Thực tế cho thấy, nhiều đội thanh niên tình nguyện đã góp phần rất lớn vào việc giảm thiểu những vụ tấc đường, việc xử lí các vi phạm an toàn giao thông... Hiệu quả của tuổi trẻ khi tham gia vào công việc này đã khẳng định thế hệ chúng ta đang phát huy vai trò xung kích của mình trong cuộc sống.

Tai nạn giao thông là mối họa vô hình khó đoán định của số phận con người. Vậy nên toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhận tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức,... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Viết bình luận