Văn nghị luận: Bàn về đức tính khiêm tốn

Sống trên đời, ai cũng cần phải tu dưỡng tính khiêm tốn. Kẻ sĩ ở mọi thời đại lại càng phải rèn luyện tính khiêm tốn, để sớm hoàn thiện đạo đức, nhân cách văn hóa của mình.

Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người.

Khiêm nhường

Người khiêm tốn sống nhã nhặn, nhún nhường, biết kính trên nhường dưới, luôn mực thước trong ngôn ngữ cử chỉ, không bao giờ tự cao cho mình là tài giỏi, coi thường mọi người xung quanh.

Không nên tự cho mình là tài giỏi, phú quý nhất thiên hạ bởi lẽ gần, xa còn có bao người tài giỏi, hơn mình. Nhà bác học tiếng tăm lừng lẫy còn chân thành và khiêm tốn thổ lộ là “được đứng trên vai nhiều người khổng lồ". Biển học rộng bao la, mênh mông. Kiến thức, sự hiểu biết của mỗi cá nhân chỉ là một giọt nước mà thôi. Cho nên phải khiêm tốn “học, học nữa, học mãi".

Người khiêm tốn không khoe đức, khoe tài, khoe giỏi. Không tự cho mình là “nhất thế giới", tự huyễn hoặc mình, rồi nhìn đời, nhìn người bằng nửa con mắt! “Bác học cũng phải học" vì học tập là một nhu cầu của cuộc sống, học tập để bổ sung kiến thức, làm mới trí tuệ, tâm hồn mình. Người khiêm tốn rất coi trọng việc tự học, học trong sách, học trên trường đời, thấy ai tài giỏi là học tập. Người khiêm tốn mới có ý thức:

“Tam nhâm đồng hành tất hữu ngã sư”, mới thấm thía câu tục ngữ: “Học thầy không tày học hạn ", “ở nhà nhất mẹ nhì con/ Ra đường còn lắm kẻ giòn hơn ta ".

Trái với khiêm tốn là thói kiêu căng, tự đắc, tự mãn. Nếu người khiêm tốn chỉ coi những thành tích, thành tựu của mình là nhỏ bé, chẳng có là bao, chỉ là cái ban đầu, luôn luôn hướng về phía trước với tinh thần phấn đấu không mệt mỏi, thì trái lại, kẻ tự cao, tự mãn, tự đắc chỉ biết khoe khoang, làm cho mọi người xung quanh khó chịu. Vì quá hợm mình nên mới khoe. Kẻ hợm mình, khoe khoang là kẻ đáng chê, đáng ghét.

"Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn,

Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây.

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng,

Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn? ”

Khiêm tốn

Có xóa bỏ được thói tự cao, có rửa sạch được tính tự đắc, tự mãn thì mới có thể bồi bổ được nhân cách, mới làm trong sáng tâm hồn, mới nâng được nhân cách lên một tầm nào đó trước đồng loại. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu thơ nhắc nhở kẻ sĩ gần xa:

“Thói kiêu rũ sạch mới ra người

Trong xã hội thường có hiện tượng: Người biết nhiều thì ít nói, kẻ biết ít lại nói nhiều; người tài giỏi thì khiêm tốn, kẻ tầm thường lại tự đại, tự cao! Kẻ học vấn tầm thường, sự hiểu biết nông cạn, mà lại “nói nhiều ", thích khoe khoang vì những kẻ ấy chỉ có “cặp mắt lươn " nhìn đời, nhân cách méo mó. Trái lại, người tài giỏi lại khiêm tốn, lúc nào cũng cảm thấy mình “chưa đủ " nên cần phải học nữa, học mãi. Nhiều người trong chúng ta chắc còn nhớ câu tục ngữ: “Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe ". Đó là bài học về khiêm tốn.

Người khiêm tốn là người đáng trọng. Kẻ tự cao, tự đại, tự mãn hay khoe khoang là đáng chê; những kẻ ấy là tên hề trên sân khấu.

Tuổi trẻ muốn tiến bộ phải khiêm tốn học tập; học cái hay, cái tốt, cái đẹp của mọi người để sớm trớ thành một nhân cách văn hóa.

Bàn luận về đức tính khiêm tốn, xin được chép ra đây một vài câu thư của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về chuyện “làm người”:

Viết bình luận