Vẻ đẹp của trang nam nhi thời Trần qua bài thơ Tỏ lòng

Gợi ý cách làm bài

Yêu cầu:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề quan tâm trong bài viết (Vẻ đẹp của trang nam nhi thời Trần).

- Tư thế hiên ngang, tầm vóc vũ trụ của trang nam nhi thời Trần trong không khí hào hùng của thời đại Đông A (phân tích 2 câu thơ đầu):

Thời đại đã tạo nên kích cỡ con người lớn lao kì vĩ đó

+ Câu thơ đầu vẽ nên hình ảnh con người cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông. Chữ “múa giáo” trong bản dịch thơ đã không thể hiện được vẻ đẹp của nội lực con người trong bản phiên âm “hoành sóc”. “Hoành sóc” - cầm ngang ngọn giáo, không khoa trương, không thiên về phô bày, biểu diễn mà chững chạc, đường hoàng, khỏe khoắn. Kích cỡ của ngọn giáo ở đây cũng thật đặc biệt — được sánh với chiều dài, chiều rộng của non sông. Tư thế của trang nam nhi thời Trần ở đây đã được sánh ngang với tầm vóc của vũ trụ nhờ hình ảnh rộng lớn, kì vĩ ấy. Đó là tư thế thường trực với nhiệm vụ cứu nước.

+ Thời đại đã tạo nên kích cỡ con người lớn lao kì vĩ đó. Hình tượng trang nam nhi thời Trần chẳng những được thể hiện trong những chiều kích không gian, thời gian dài rộng, mà còn được tạo hình trên nền của khí thế hào hùng thời đại Đông A. Khí thế ấy tưởng như cuồn cuộn dâng lên qua câu chữ lời thơ: “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu). Sức mạnh của quân đội thời Trần cũng là sức mạnh, khí lực hùng hậu của toàn dân tộc. Câu thơ ấy gây ấn tượng mạnh cho người đọc bởi cách sử dụng hình ảnh so sánh vừa cụ thể, vật chất hóa sức mạnh, vừa khái quát được hào khí chung của ba quân. Đó cũng là khí thế mạnh mẽ, cuồn cuộn dâng lên như át cả trời xanh, làm nức lòng quân sĩ miệt mài không mệt mỏi trấn giữ biên cương suốt mấy thu ròng.

- Vẻ đẹp hùng tâm tráng chí của trang nam nhi thời Trần (phân tích 2 câu thơ cuối):

+ Quan niệm về “nợ công danh” của kẻ làm trai: Thời phong kiến, quan niệm về lập công danh trở thành lí tưởng sông của bậc nam nhi. Đó là món nợ kẻ làm trai phải trả để hoàn thành trách nhiệm với đời, với dân, với nước. “Công danh nam tử còn vương nợ” trong câu thơ của Phạm Ngũ Lão là nói đến quan niệm về chí làm trai ấy. Thời phong kiến, quan niệm đó đã cổ vũ con người từ bỏ lôi sông tầm thường ích kỉ để vươn đến những khát vọng lớn lao “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Sau này nhà thơ Nguyễn Công Trứ cũng viết:

Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc,

Nợ tang bồng vay trả, trả vay.

Chí làm trai nam bắc, đông, tây,

Cho phl sức vẫy vùng trong bốn bể.

Vẻ đẹp hùng tâm tráng chí của trang nam nhi thời Trần

+ Nỗi “thẹn” cao quý của trang nam nhi thời Trần: “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”. Người được nhắc tới trong nỗi thẹn ở đầy là Vũ hầu, tức là Gia Cát Lượng, một nhân vật nổi danh thời Tam quốc đã có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp khôi phục cơ đồ nhà Hán của Lưu Bị, được phong tước Vũ Lượng hầu. Phạm Ngũ Lão, một vị tướng, một gương mặt tiêu biểu của trang nam nhi thời Trần, có nhiều đóng góp lớn lao cho cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của dân tộc vậy mà vẫn cảm thấy “thẹn” khi nghe nhắc đến Gia Cát Lượng. Nỗi thẹn ấy bắt nguồn từ khát vọng cống hiến cho dân cho nước của một bậc danh tướng. Nỗi thẹn đã tô đậm nhân cách của bậc làm trai.

- Khái quát vấn đề: Bài thơ ngắn gọn, hàm súc, hình ảnh kì vĩ, giàu sức biểu cảm, tất cả đã góp phần đậm tô vẻ đẹp của trang nam nhi thời Trần có khí thế hiên ngang, tầm vóc lớn lao và khát vọng công hiến, lập công trong sự nghiệp cứu nước cao cả. Vẻ đẹp ấy đã lí giải với chúng ta đâu là nguyên nhân đã làm nên sức mạnh kì diệu giúp cho dân tộc Việt Nam ba lần chiến thắng quân Mông — Nguyên, một thế lực ngoại xâm hung hãn nhất bấy giờ.

Viết bình luận