Về sự hóa thân của nhân vật Mị Châu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

Gợi ý cách làm bài

Cần nêu được một số ý:

- Sự hóa thân của Mị Châu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. Người con gái ngây thơ trong trắng “trái tim lầm chỗ để trên đầu” (Tố Hữu) hẳn đã giật mình bừng tỉnh, bàng hoàng nhận ra lỗi lầm không gì có thể tha thứ được của mình khi nghe tiếng thét uy linh, phẫn nộ của thần Kim Quy: “Kẻ nào ngồi sau chính là giặc đó!”. “Bản án” đã được tuyên trong tình thế gấp gáp, éo le: phía sau, giặc đuổi sát đến nơi, trước mắt là biển khơi. Lỗi lầm lớn đã khiến cơ đồ Âu Lạc “đắm biển sâu” phải được trả bằng bản án tử hình. Tâm nguyện cuôì cùng của nàng gửi trong lời cầu khán: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiêu mà bị người lừa dôi thỉ chêt đi sẽ biến thành châu ngọc đế' rửa sạch mối nhục thù”. Nhân dân đã thấu hiểu tấm lòng trung hiếu ây của nàng nên lời cầu ứng nghiệm vào một hình ảnh đẹp: máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu, xác biến thành ngọc thạch khi Trọng Thủy đem về táng ở Loa Thành. Ngọc quý sáng trong là lời chiêu tuyết cho danh dự của nàng. Lỗi lầm ấy là do vô tình mà nên trọng tội. Sự hóa thân của Mị Châu thể hiện tấm lòng nhân hậu, bao dung của nhân dân đốì với nàng.

Sự hóa thân của Mị Châu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo trong Truyện An Dương Vương

- Nhưng không chỉ có vậy. Phía sau sự hóa thân ấy còn là thái độ nghiêm khắc, những bài học lịch sử đau xót người xưa muốn truyền trao qua hình tượng nghệ thuật. Có lẽ vì thế mà kiểu hình thức hóa thân nhân dân dành cho Mị Châu không giống như những truyện dân gian khác. Thủ pháp hóa thân trong truyện cổ xưa nay là để kéo dài sự sống của nhân vật trong những hình hài tiếp nối. Có hóa thân để bất tử nỗi vò võ khôn khuây của người đàn bà thủy chung lên núi bồng con ngóng trông vời vợi về mãi phía chân trời (Sự tích hòn Vọng Phu). Có hóa thân như một cách trừng phạt đời đời kiếp kiếp (mẹ con Lí Thông chết rồi còn bị hóa kiếp thành con bọ hung xấu xí, bẩn thỉu - Thạch Sanh). Dân gian đã thay trời đất minh chứng cho tấm lòng trong sạch của Mị Châu bằng ngọc sáng mãi với thời gian. Nhưng dân gian cũng thật sâu xa khi sáng tạo nên một hóa thân không trọn vẹn: hóa thân - phân thân. Máu nàng trở thành ngọc trai, xác nàng kết thành ngọc thạch. Muôn đời, muôn kiếp nàng Mị Châu vẫn là một khối đá không đầu còn đau mãi vết kiếm tuốt ra trong com giận dữ tột cùng của vua cha, của nhân dân Âu Lạc. Dù vô tình phạm tội, nàng vẫn phải trả giá nghiêm khắc cho lỗi lầm của mình. Hóa thân đó như bài học lịch sử xót đau nhân dân đời đời truyền lại cho con cháu trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tình nhà với nghĩa nước, giữa cái riêng với cái chung.

Viết bình luận