Về vẻ đẹp của khổ thơ đầu tiên trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu: “Tôi muốn tắt nắng đi... Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa"

Đề bài:

Về vẻ đẹp của khổ thơ đầu tiên trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa".

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Bài làm:

“Vội vàng” là bài thơ mở đầu cho hàng loạt các bài thơ mới: Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ, Tương tư, Chiều xuân. Đây là một bài thơ vừa tiêu biểu vừa thể hiện rất rõ ý thức cá nhân của “cái tôi” thơ mới, vừa mang đậm bản sắc riêng của hồn thơ Xuân Diệu. Đến với bài thơ, ngay từ những vần thơ đầu tiên chúng ta đã bắt gặp những hình ảnh thật đẹp:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa".

Đoạn thơ bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết của nhà thơ.

Xuân Diệu vốn là một người rất nhạy cảm trước sự trôi chảy của thời gian. Nếu như vũ trụ theo quan niệm của người xưa là tuần hoàn, thời gian là tĩnh tại thì với Xuân Diệu, thời gian luôn vận động một đi không trở lại. Vũ trụ thì vô cùng nhưng đời người có hạn, đặc biệt là khoảng thời gian quí giá nhất của mỗi cá nhân là tuổi trẻ. “Xuân đương đến nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”. Với một người luôn kha khát sống và sống hết mình như Xuân Diệu thì khát khao níu giữ thời gian là một điều dễ hiểu:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Con người lại mong muốn thay đổi vòng quay của vũ trụ, muốn ngừng lại sự chảy trôi của thời gian thay cho tạo hóa để níu giữ hương sắc mùa xuân. Nhà thơ sợ khi nắng lên sẽ làm nhạt mất những gam màu đang rực rỡ; sợ gió sẽ làm hương thơm không còn nồng nàn như trước. Những khát khao ấy là không tưởng nhưng nó đẹp ở cái tâm của một người muốn lưu giữ lại tất cả những gì là đẹp đẽ nhất của cuộc sống này. Nó nói lên một niềm khát khao sống, khát khao tận hưởng cuộc sống, sống một cách có ý nghĩa, sống hết mình của nhà thơ.

Tại sao lại như vậy? Bởi trần gian này như là một thiên đường:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này dây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa”

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Cùng thời, nếu như Thế Lữ tìm lên chốn bồng lai tiên cảnh, với chị Hằng Nga, thỏ ngọc, với ‘tiên nga xõa tóc bên nguồn” thì Xuân Diệu là hoàn toàn khác. Bằng các sáng tác của mình trong đó có “Vội vàng”, Xuân Diệu đã đốt tan cảnh bồng lai và “xua ai nấy về hạ giới”. Nhà thơ đã phát hiện ra có một thiên đường trên mặt đất này, không xa lạ mà rất đỗi quen thuộc, ở ngay trong tầm tay của mỗi chúng ta. Hình ảnh thiên nhiên và sự sống quen thuộc hiện ra qua cái nhìn và sự cảm nhận độc đáo của nhà thơ. Xuân Diệu đã phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó một tình yêu rạo rực, đắm say, ngây ngát. Là ong bướm, là hoa, là lá,... là tất cả những gì có thể làm nên được một bức tranh sống động và tràn đầy sinh khí. Và hãy xem Xuân Diệu đã mang vào bữa tiệc trần gian ấy những thực đơn gì? Thời gian cũng trở nên có mùi vị để trở thành “tuần tháng mật”. Đồng nội thì “xanh rì”, thứ màu xanh gợi nên cảm giác về sự sống căng tràn. Lá cũng là của “cành tơ phơ phát”. “Cành tơ” chứ không phải là một cành nào khác. Nó có sức gợi sâu sắc khiến cho người ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp nhẹ nhàng, mong manh mà còn thấy được những rung động tinh tế của nó. Cành lá cây cũng chất chứa trong nó thật nhiều sức sống tươi non mơn mởn. Tiếng hót của chim yến anh trở thành khúc tình si cấ ngợi tình yêu thương, say đắm lòng người. Một ngày mới được bắt đầu trong những gam màu tươi sáng, khi ánh ban mai cùng “thần Vui” gõ cửa... Có thể nói, Xuân Diệu đã nhìn bức tranh thiên nhiên qua lăng kính của tình yêu và qua cặp mắt của tuổi trẻ. Nhờ vậy mà thiên nhiên, cảnh vật đều nhuốm màu tình tứ, tràn ngập xuân tình. Đó là cái nhìn lấy con người làm chuẩn mực cho thiên nhiên. Trong thơ văn trung đại, thiên nhiên vẫn được lấy để làm thước đo, chuẩn mực cho con người: “Phù dung như diện, liễu như mi”. Cách miêu tả như thế làm hình ảnh hiện lên đầy tính ước lệ, tượng trưng. Xuân Diệu thì lại làm một điều ngược lại. Với ông, thiên nhiên cũng đẩy xuân sắc, xuân tình như vẻ đẹp của một người con gái trẻ trung vậy. “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”, “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”. Đó là một cách nhìn rất Xuân Diệu. Sự miêu tả và so sánh này khiến cho người ta có thể hình dung một cách cụ thể, sinh động về bức tranh thiên nhiên và những đường nét, màu sắc của nó. Một cái chớp mắt của một người con gái đẹp có thể làm nghiêng thành đổ lũy. Cặp môi gần mọng đỏ là một cặp môi đầy quyến rũ, đầy mời gọi. Và có lẽ, xuân hồng cũng đã trỏ thành đôi má hồng của cô thiếu nữ mà khiến cho những chàng trai đa tình như Xuân Diệu kia khát khao được chiêm ngưỡng. Bữa tiệc trần gian mà như ở trên thiên đường là thế đó. Nó mang sắc đẹp, mang sức cuốn hút của một người con gái đẹp, nó khiến cho người ta chìm đắm, ngây ngất muốn tận hưởng một cách trọn vẹn, một cách tuyệt đỉnh. Hơn ai hết, Xuân Diệu đã luôn là người có những dự cảm đầy lo lắng về bước đi của thời gian về sự hữu hạn của đời người, ông nhận ra:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân dương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tói củng mất”

Và:

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sống núi vẫn than thầm tiễn biệt”

Bởi vậy nên lúc nào ta cũng bắt gặp nhà thơ một thái độ sống vội vàng, cuống quýt để tận hưởng đã đầy: “sống toàn tâm, toàn trí, sống toàn hồn/ Sống... và thức nhọn giác quan”. Có lẽ, chính nhờ thái độ sống tích cực đó, Xuân Diệu đã mở rộng lòng mình ra để đón nhận tất cả những vang động của cuộc đời, và nhờ đó mà mang lại cho chúng ta một bức tranh thiên nhiên, bữa tiệc trần gian, thiên đường trên mặt đất thật đẹp.

Khổ thơ thệ hiện một quan niệm mới về cuộc sống, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu. Đối với nhà thơ, thiên đường nằm ngay ở trên mặt đất này, nơi những vườn xuân tràn đầy hương sắc; thế giới này là đẹp nhất, mê hồn nhất là vì có con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thời gian quý giá nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ, mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ chính là tình yêu. Biết hưởng thụ chính đáng những gì mà cuộc sống dành cho mình, hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ, đó là một quan niệm mới, tích cực, thấm đượm tinh thần nhân văn.

Viết bình luận