Vỉ sao phải bảo vệ môi trường?

Luận đề của bài làm là một câu hỏi: "Vì sao phải bảo vệ môi trường?"

Để trả lời câu hỏi đó, cần bắt đầu từ những vấn đề sau đây:

- Môi trường là gì?

- Môi trường có vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống con người?

- Thực trạng của vấn đề môi trường hiện nay ra sao? (thế giới, nước ta).

- Ý thức của con người đối với vấn dề bảo vệ môi trường như thế nào?

Từ những vấn đề đó mà trả lời câu hỏi và bàn luận rõ thêm xung quanh câu hỏi đó.

Bảo vệ môi trường chính là để bảo vệ chúng ta

BÀI VĂN THAM KHẢO

Ngày nay, việc bảo vệ môi trường đã trở thành nhận thức chung của mọi người. Nhưng vì sao lại phải bảo vệ môi trường? Bảo vệ môi trường như thế nào? Để trả lời những vấn đề này có lẽ phải bắt đầu từ chính vấn đề môi trường.

Sau Đại chiến thế giới thứ hai, sức sản xuất xã hội tăng vọt. Việc sử dụng rộng rãi các loại máy móc đã tạo ra một lượng lớn của cải cho loài người, nhưng một lượng khổng lồ các chất phế thải công nghiệp cũng đã gây nên ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Một lượng lớn các chất độc hóa học sau khi thải vào môi trường đã khuếch tán, chuyển dời, tích lũy và chuyển hóa làm cho môi trường không ngừng xấu đi, uy hiếp nghiêm trọng đến sự sông của loài người và các sinh vật khác.

Năm 1962, nhà nữ sinh vật học Ra-sen Ca-xơn, người Mĩ, đã xuất bản tác phẩm Mùa xuân lặng lẽ. Cuôn sách miêu tả tỉ mỉ sự phá hoại sinh thái do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây nên: "Những bệnh tật kì dị không lường được đã giết chết hàng loạt chim muông, làm cho bò, cừu lâm bệnh đột tử. Trẻ em đang chơi đùa bỗng nhiên ngã quỵ, sau mấy giờ chết ngay không chữa nổi... Trên mặt đất chỉ còn sót lại một vài con chim lẻ loi thoi thóp... Đó là một mùa xuân không có sự sống". Quyển sách đã gây chấn động dư luận trên toàn thế giới. Người ta bỗng kinh ngạc phát hiện ra: trong một thời gian ngắn, chỉ mấy chục năm mà sự phát triển công nghiệp đã mang lại cho nhân loại một môi trường độc hại. Hơn nữa, môi trường ô nhiễm đã gây nên sự tổn thương toàn diện, lâu dài và nghiêm trọng. Loài người bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Do đó, khởi đầu từ thập kỉ 60, ở những nước công nghiệp phát triển đã dấy lên "phong trào bảo vệ môi trường", yêu cầu Chính phủ phải có biện pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm.

Bài học nhân loại không bảo vệ tốt môi trường thực ra đã có từ xưa. Ớ thời cổ đại, những vùng kinh tế tương đôi phát triển như Hi Lạp, Trung Cận Đông, v.v... vì việc khai hoang và tưới nước không hợp lí nên đã gây ra những vùng không có cây cỏ. Ớ Trung Quốc thời kì cổ đại, lưu vực sông Hoàng Hà là vùng đất tốt nhưng do chặt phá rừng bừa bãi, đất bị xói mòn nghiêm trọng nên nạn lũ lụt và hạn hán xảy ra liên miên, đất đai ngày càng cằn cỗi. Ý thức bảo vệ môi trường cùng không phải ngày nay mới có. Trung Quôc thời kì cổ đại đã có tư tưởng bảo vệ môi trường rất đơn sơ như câu nói "Không tát cạn mà chỉ bắt cá, không đốt rừng mà chỉ săn bắn". Ngày nay, bảo vệ môi trường không những phải làm cho môi trường tránh bị ô nhiễm, mà còn phải kế thừa tư tưởng bảo vệ môi trường trước đây, tức là khai thác tài nguyên một cách hợp lí để bảo đảm có thể tiếp tục khai thác mãi. Chúng ta cần hiểu rằng: Vấn đề then chốt để giải quyết ô nhiễm môi trường là bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường chính là để bảo vệ chúng ta.

ĐỌC THÊM

1. BÀN VỀ VẤN ĐỂ "TÀI NGUYÊN NƯỚC"

Nhìn vào bản đồ thế giới, đâu đâu ta cũng thấy mênh mông là nước. Đại dương bao quanh lục địa. Rồi mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Lại có những hồ lớn nằm sâu trong lòng đất liền, lớn chẳng kém gì biển cả. Cảm giác đó khiến nhiều người trong chúng ta tin rằng thiếu gì thì thiếu chứ con người và muôn loài trên quả đất không bao giờ thiếu nước. Xin được nói ngay rằng nghĩ như vậy là nhầm to.

Sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước

Đúng là bề mặt quả đất mênh mông là nước, nhưng đó là nước mặn chứ đâu phải là nước ngọt, lại càng khồng phải là nước sạch mà con người và động vật, thực vật quanh ta có thể dùng được. Hai phần ba nước trên hành tinh mà chúng ta đang sông là nước mặn. Trong số’ nước ngọt còn lại thì hầu hết bị đóng băng ở Bắc Cực, Nam Cực và trên dãy núi Hi-ma-lay-a. Vậy thì con người chỉ có thể khai thác nước ngọt ở sông suối, đầm, ao, hồ và nguồn nước ngầm. Số nước ngọt như vậy không phải là vô tận, cứ dùng hết lại có và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra. Đủ thứ rác thải, từ rác thải vô cơ, hừu cơ, nhừng thứ rác thải có thể tiêu hủy được, tới cả những thứ hàng chục năm sau chưa chác đã phân hủy, cả những chất độc hại được vô tư ngâm xuống đất, thải ra sông suối. Như vậy, nguồn nước sạch lại càng khan hiếm hơn nữa. [...]

Chớ nghĩ rằng nơi nào không có sông suối chảy qua thì cứ khoan sâu, khoan thật sâu xuống lòng đất là có thế lấy được nước. Do việc sử dụng bất hợp lí và rất lãng phí, các nguồn nước ngầm cũng đang cạn kiệt dần. ở khu vực Tây Nguyên, mấy năm nay, vào mùa khô, bà con ta phải khoan thêm rất nhiều giếng mới có thể có nước để dùng hằng ngày đấy thôi. [...]

Nước ngọt đang ngày càng khan hiếm và để có nước sạch, hợp vệ sinh là rất tôn kém. Vì vậy, cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt, con người ngày càng phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.

2. XIN ĐỪNG LÃNG PHÍ NƯỚC

Trong đời sông chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là nước. Trong ý thức nhiều người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng "vô tư", "xả láng", không cần giữ gìn gì hết! Nhưng đó là nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp.

Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này là có hạn. Tổng số’ nước ngọt trên trái đất ước tính chỉ có chưa đến một tỉ ki-lô-mét khối. Sô' nước đó được coi là đủ cho năm 1990 khi nhân loại có ba tỉ người. Dự kiến đến năm 2025 nhân loại sẽ thêm ba tỉ người nữa, thành sáu tỉ người thì nguồn nước lấy đâu cho đủ?

Trên thế giới không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng. Nước Xinh-ga-po hoàn toàn không có nước ngọt, phải mua nước của Ma-lai-xi-a về chế biến. Một số nước ở Cận Đông cũng xảy ra tranh chấp về nguồn nước. Trong khi đó, công nghiệp càng phát triển thì lượng nước dùng trong công nghiệp càng nhiều, nước thải công nghiệp càng làm cho sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm, làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt.

Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm,... Chúng ta hãy tiết kiệm nước, giữ gìn nước cho chúng ta và cho mai sau.

Viết bình luận