Vì sao Xuân Diệu lại đặt tên bài thơ là Vội vàng? Có người cho bài thơ là lời tự bạch của thi nhân trước cuộc đời lúc bấy giờ. Ý kiến của anh (chị) như thế nào?. Hãy lí giải và chứng minh qua bài thơ

DÀN BÀI CHI TIẾT

I. Mở bài

Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét: "Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muôn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình". Và bài thơ Vội vàng chính là lời tự bạch của thi nhân trước cuộc đời lúc bấy giờ.

II. Thân bài

1. Lí giải cách sống "vội vàng" của Xuân Diệu

- Là nhà thơ lãng mạn, Xuân Diệu có nhiều hoài bão, ước mơ; lại là một con người yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt. Nhưng trong cuộc đời cũ trước Cách mạng tháng Tám, những điều đó thật khó đạt được đối với một thế hệ thi nhân mất nước như Xuân Diệu. Ông luôn có cảm giác lo sợ, thấy cuộc đời ngắn ngủi, tuổi xuân và tuổi trẻ qua nhanh, nên phải "vội vàng" sống để tận hưởng cuộc đời đó.

- Cách sống "vội vàng" của Xuân Diệu, một mặt, biểu hiện rõ lòng yêu đời, ham sống của nhà thơ, mặt khác, lại cho ta thấy những buồn chán, lo lắng, băn khoăn của thi sĩ trước cuộc đời lúc bấy giờ. Đó chính là nghịch lí trong hồn thơ "thiết tha, rạo rực, băn khoăn" của Xuân Diệu như Hoài Thanh đã nói.

- Không chỉ dừng lại ở cách sống, mà dường như ở bài thơ này, tác giả đã nâng lên thành một triết lí sống rất đặc trưng cho ông trong cái cảnh đời lúc bấy giờ, và phần nào, nó cũng là triết lí sống của cả một thế hệ thi nhân lãng mạn trước Cách mạng tháng Tám.

Bức tranh thiên nhiên rạo rực xuân tình

2. Chứng minh cách sống "vội vàng" qua bài thơ

- Đoạn đầu: lòng yêu đời, yêu cuộc sống đến si mê, ngây ngất của nhà thơ:

+ Ý tưởng táo bạo: tắt nắng, buộc gió để giữ lại hương sắc đẹp cho đời.

+ Say đắm, ngây ngất trước bức tranh thiên nhiên rạo rực xuân tình, xuân sắc.

+ Say đắm, vồ vập trước cuộc sống ngọt ngào dậy men tình của con người.

+ Chú ý: Đó là cuộc sống trần gian, trần thế quanh ta với bao vẻ đẹp thật mới mẻ và đáng yêu mà thi sĩ đã phát hiện và đem đến cho người đọc.

- Đoạn giữa: nồi băn khoăn, lo lắng trước cuộc đời của nhà thơ:

+ Lo sợ vì cuộc sống ngắn ngủi, tuổi trẻ, tuổi xuân qua nhanh.

+ Lo sợ vì "xuân vẫn tuần hoàn" nhưng "tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại".

+ Băn khoăn vì "lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật", ...

+ Ớ đây, nỗi băn khoăn, lo sợ cùng được nâng lên thành quan niệm, triết lí sông.

- Đoạn cuối: Lòng yêu đời, ham sông lại bùng lên dữ dội, hối hả, cuồng nhiệt:

+ Nhà thơ muốn ôm ghì, riết chặt cuộc sống trong vòng tay vì sợ mất nó.

+ Nhà thơ muốn tận hưởng cuộc sống đó ở những cảm giác cuồng nhiệt, mãnh liệt nhất.

+ Cách sống "vội vàng" được biểu hiện đầy ấn tượng, như chưa bao giờ có trong thơ: "Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!" Đúng là thần thái của Xuân Diệu.

III. Kết bài

Bài thơ là lời tự bạch của một con người yêu đời, ham sống, nhưng đó cùng là một hồn thơ "thiết tha, rạo rực, băn khoăn" trước cuộc đời.

Viết bình luận