Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động, đẹp đẽ của nhà thơ Viễn Phương và đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ vô vàn kính yêu. Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương để làm sáng tỏ nhận xét trên

Chủ tịch Hồ Chí Minh là đề tài ngợi ca của biết bao thi nhân trong và ngoài nước. Có thể kế đến Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,... Và trong số rất nhiều những tên tuổi nổi tiếng, Viễn Phương vẫn giành được một vị trí riêng cho mình với bài thơ “Viếng lăng Bác”. Bài thơ là bài ca ân tình cảm động, đẹp đẽ của nhà thơ Viễn Phương và đồng bào miền Nam đổì với Bác Hồ vô cùng kính yêu.

Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Bài thơ ra đời năm 1976 - một năm sau ngày đất nước thống nhất. Được ra miền Bắc thăm Bác Hồ là niềm mong mỏi của biết bao người con miền Nam. Viễn Phương may mắn là thế hệ đồng bào miền Nam đầu tiên được ra viếng lăng Bác. Nhà thơ đón nhận niềm may mắn ấy bằng một tâm trạng xúc động vô bờ:

                          Con ở miền Nam ra thăm lăng

                          Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

                          Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

                          Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Nhà thơ xưng ”con” gọi ”Bác”, cách xưng hô ấy vừa yêu thương, thân thiết lại vừa thế hiện được tấm lòng kính yêu của tác giả hướng về Bác Hồ. Viễn Phương đến với lăng Bác vào buổi sớm mai khi sương còn giăng mờ những hàng tre quanh lăng. Có phải nhà thơ đã đợi chờ, mong mỏi giây phút này từ lâu lắm... Không nén nổi mong chờ, thi nhân đã đến lăng Người từ rất sớm. Từ xa, nhà thơ hướng về lăng Bác đã thấy hình ảnh hàng tre ngà gần gũi, thân quen: "Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”. Không nén được xúc động, Viễn Phương như thốt lên:

                          "Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

                          Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng”.

Hình ảnh hàng tre có người Việt Nam nào không thấy gắn bó. Tre bao quanh làng cho bóng mát. Tre làm rá, rổ, giần sàng... Tre làm chông, làm gậy đặng đánh giặc thù giữ nước. Và tre còn là biểu tượng cho bao đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam chịu thương, chịu khó, cần cù, chăm chỉ... Và hơn hết, qua bao gian khó, hiểm nguy tre vẫn kiên trì bám đất, bám làng sống hiên ngang như dân tộc Việt Nam vững vàng đi qua những sóng gió của thời đại. Trong câu thơ “Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng”, nhà thơ đã vận dụng thành công thành ngữ “bão táp mưa sa” để thế hiện những khó khăn, vất vả mà cây tre phải đương đầu cũng như những vất vả, truân chuyên mà bao thê hệ người Việt đã chiến đấu để chiến thắng. Đến với lăng Bác, bắt gặp hình ảnh hàng tre xanh xanh thắm tươi, nhà thơ dâng trào những cảm xúc yêu thương, tự hào về nhân dân, về Tổ quốc thân yêu của mình.

Qua những hàng tre, nhà thơ bồi hồi tiến về lăng Bác. Khung cảnh gần lăng càng khiến Viễn Phương xúc động hơn nữa:

                          Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

                          Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

                          Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

                          Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Mặt trời trong câu “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng" Ịà hình ảnh nhân hoá. Từ sự nhân hoá này để tạo ra liên hệ với mặt trời trong câu sau: mặt trời trong lăng. Mặt trời trong làng là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho Bác Hồ. Viết như vậy, nhà thơ muốn khẳng định: nếu mặt trời mang lại ánh sáng cho trái đất thì Bác Hồ mang lại ánh sáng cho dân tộc Việt Nam và rồi Bác cũng sẽ bất tử như vầng thái dương rực sáng. Không chỉ vậy, “mặt trời” của thiên nhiên đi qua lăng còn phải nghiêng mình trước “mặt trời” của dân tộc: “Thấy một mặt tròi trong lăng rất đỏ”. Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác được ví với tràng hoa cũng là một liên tưởng độc đáo vừa mang tính tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng Đoàn người đi từ bên lăng lên trước lăng, vào trong lăng rồi lại đi ra bên lăng giông như một tràng hoa. Bảy mươi chín mùa xuân, bảy mươi chín năm của cuộc đời Bác dành trọn cho dân tộc, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Tràng hoa viếng Người được kết bằng những tâm lòng thành kính, nhớ thương của triệu triệu người con hướng về vị cha già dân tộc. Điệp từ “ngày ngày" tạo ấn tượng về thời gian vĩnh viễn, vô tận, mặt trời kia là vĩnh viễn, tình cảm nhớ thương của nhân dân đôi với Bác cũng là vĩnh viễn. Lòng tiếc thương khôn nguôi đôi với Bác tiếp tục được khắc sâu trong khổ thơ tiêp theo:

                          Bác nằm trong giấc ngủ binh yên

                          Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

                           Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

                          Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Không gian trong lăng được cảm nhận là không gian của giấc ngủ, nơi Bác nằm được cảm nhận là vầng trăng toả sáng dịu hiền. “Nằm trong giấc ngủ” cũng là cách nói nhằm giảm cảm giác mất mát, gợi vẻ ung dung, tự tại của Bác. Vầng sáng như vầng trăng bao quanh hình hài Người một không gian yên bình tuyệt đối. Tuy nhiên, mặc dù vẫn biết trong tình cảm mọi người, Bác sẽ sống mãi cùng thời gian, vĩnh viễn như trời xanh, nhưng không thế không đau lòng trước một sự thật: Người đã vĩnh viễn ra đi.

Viếng lăng Bác

Khổ thơ cuốì cùng là những lời ước nguyện nghẹn ngào:

                          Mai về miền Nam thương trào nước mắt

                          Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

                          Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

                          Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Điệp ngữ “Muốn làm” diễn tả trạng thái xúc động mãnh liệt đang dâng lên trong lòng người con sắp trở về miền Nam, từ biệt nơi có người cha già yên nghỉ. Lời thơ gián dị mà giàu sức truyền cảm. Muốn gắn bó với lăng Bác, dường như tác giả còn muốn thế hiện tình cảm của cả miền Nam với Bác Hồ, với miền Bắc ruột thịt. Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh hàng tre xanh và khép lại cũng bằng hình ảnh cây tre như sự khẳng định về lòng trung kiên, son sắt, bộc lộ tâm nguyện hướng về Bác Hồ, như một lời hứa về tinh thần bền bỉ gìn giữ nước non thống nhất.

Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương đã sử dụng thành công nhiều biện pháp nghệ thuật đặc biệt là thú pháp ấn dụ, nhân hoá... Điều đó đà tạo nên nét độc đáo cho bài thơ.

Trong nhiều bài thơ rất hay viết về Bác Hồ, "Viếng lăng Bác” của Viễn Phương đã tự dành cho mình một vị trí rất riêng bởi sự kết hợp nhuần nhị giữa tình cảm chân thành sâu lắng và những thủ pháp nghệ thuật sáng tạo, độc đáo.

Viết bình luận