Viết bài bình luận ngắn về tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay (không quá 400 từ)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Đây là một hiện tượng đời sống đã trở thành vấn nạn nhức nhối ở nước ta. Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là ý thức tham gia giao thông còn non kém của một số người dân thể hiện ở văn hóa giao thông cũng như ý thức công dân của họ. Hiện tượng này đã gây tác hại không nhỏ, không chỉ ở mặt giao thông mà còn ở các mặt khác như văn hóa, du lịch,... ; không chỉ ảnh hưởng đến người dân trong nước mà còn ảnh hưởng đến cả người nước ngoài đến Việt Nam,... Bài bình luận cần phân tích rõ hiện tượng, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ rõ ràng, dứt khoát của người viết trước vấn nạn này một cách nghiêm khắc đồng thời nêu lên những giải pháp cấp thiết và hữu hiệu. Có thể chỉ đi vào một số vấn đề mà mình am hiểu và tâm đắc để bình luận. Lối viết cần kiên quyết, lập luận sắc sảo, giọng văn mạnh mẽ, khẳng định.

BÀI VĂN THAM KHẢO

[...] Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa, không hề phân biệt người tốt và kẻ xấu khi đưa ngang lưỡi hái vào mạng sống của ai đó. Nhất là khi thần chết đồng hành cùng những “sát thủ ” trên đường phố.

Ý thức còn hết sức non kém khi tham gia giao thông

Thần chết trao lười hái cho những trai tráng đi xe máy hung hãng đánh võng lạng lách, vượt ẩu trên đường phố. Những kẻ hoặc không biết luật hoặc không thèm biết đến luật giao thông. Những kẻ đầu óc trống rỗng không còn gì để tự tin và tự hào ngoài việc “khủng bố” người đi đường bằng những cú vượt phải, tạt qua sát sạt trên đầu xe người đi đường khác, gây ớn lạnh sống lưng và lấy nỗi khủng khiếp của kẻ khác làm khoái cảm,...

Rõ ràng, ngoài những hạn chế khách quan thì ý thức còn hết sức non kém của một số người dân Việt Nam khi tham gia giao thông đang là nguyên nhân quan trọng cướp đi sinh mạng của nhiều người.

Tiếc thay, đó hầu hết lại là nhừng trai tráng. Theo thông kê của UNICEF năm 2004, hầu hết các ca tử vong ở tuổi 15-19 đều là người đi xe máy! Đó là sự tổn thương quá lớn cho lực lượng lao động của đất nước. Lực lượng ấy lẽ ra phải bắt đầu gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình, làm ra của cải và đem lại sự phồn vinh cho gia đình và xã hội.

Nếu chúng ta muôn có hạnh phúc và gặt hái được nhiều qua hội nhập, nếu chúng ta tự hào rằng Việt Nam mến khách, thì mỗi người hăy tự điều chỉnh mình, trước hết là tự cứu mình và cứu người, đem sự an toàn ra đãi mình và đãi khách bằng sự cẩn trọng khi tham gia giao thông.

Chúng ta cần một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để “những lưỡi hái tử thần” không còn nghênh ngang trên đường phố.

ĐỌC THÊM

1. “GIẶC” TAI NẠN GIAO TIIÔNG

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Bác Hồ đã chỉ ra rằng: Cái đói, cái dốt là giặc. Trong suốt mấy chục năm qua, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đấu tranh diệt giặc đói, giặc dốt. Thành tựu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam được dư luận quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đất nước cũng đã xuất hiện một số tiêu cực, mặt trái, trong đó tai nạn giao thông (TNGT) là một ví dụ.

Bình quân mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 35 người chết vì TNGT

Theo Quỹ Phòng chồng thương vong châu Á, bình quân mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 35 người chết vì TNGT. Mỗi năm, số người chết vì TNGT cả chục ngàn người. Hai vụ TNGT mới đây đến với hai vị giáo sư nổi tiếng càng khiến cho dư luận không khỏi suy ngẫm về tình trạng “giặc” TNGT ở nước ta.

[...] Nhiều người nước ngoài đến Việt Nam cũng bày tỏ sự lo ngại về tình trạng mất an toàn giao thông mỗi khi ra khỏi nhà. Qua đó đủ cho thấy, TNGT đã khiến những người khách nước ngoài trở nên bất an. Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều người chỉ đến một lần và không hẹn ngày tái ngộ. Một trong những nguyên nhân khiến du lịch Việt Nam kém hấp dẫn là tình trạng giao thông hỗn loạn. Một ngày “giặc” TNGT còn hoành hành thì không chỉ ngành du lịch bị ảnh hưởng mà nó còn gieo rắc nỗi đau cho mỗi gia đình và cho cả xã hội.

2. TIÊU CHÍ VĂN HÓA GIAO THÔNG

Tiêu chí văn hóa giao thông được ủy ban ATGT Quốc gia phát đi theo phương châm “ba có, bốn không”. Ba có gồm: có hiểu biết đầy đủ pháp luận về giao thông; có ý thức trách nhiệm cao nhất đối với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông; có hành vi ứng xử văn hóa, hợp tác giúp đỡ người bị tai nạn giao thông. Bôn không gồm: không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, vận hành phương tiện chưa đầy đủ giấy tờ; không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang bảo vệ ATGT; không có thói hư tật xấu trong ứng xử với người cùng tham gia giao thông và không để xảy ra tai nạn giao thông.

Viết bình luận