Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai câu thơ cuối trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, trong đó có sử dụng ít nhất hai từ láy, hai từ Hán Việt (gạch chân dưới những từ đó)

Dừng chân đứng lại

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta”.

Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan gợi cho người đọc một nỗi buồn vô hạn. Trên cuộc hành trình dài dặc từ Thăng Long vào xứ Huế, sau bao vất vả, mệt nhọc, dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang nữ sĩ đối diện với cái bao la, bất diệt của vũ trụ: “trời, non, nước”. Trời thì xa, non thì cao mà nước thì sâu thăm’ thẳm. “Dừng chân đứng lại” để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Dừng chân đứng lại đế hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của “trời, non, nước”. Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chốn đèo Ngang này chỉ còn có “Một mảnh tình riêng, ta với ta”. “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khó chôn đèo Ngang này vậy. Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa, buồn túi. “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn không ai chia sẻ.

Viết bình luận