Viết đoạn văn phân tích giá trị của những lời bình của tác giả trong tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc

tác phẩm Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu

Những lời bình của tác giả trong tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc đã làm ý nghĩa vãn bản tăng lên rất nhiều. Ngay từ đầu cuộc đối thoại, tác giả đã tưởng tượng mình đang ngồi ngay bên cạnh, chứng kiến Va-ren giở đủ mọi ngón nghề lọc lõi và đồng thời cũng chứng kiến sự thất bại thảm hại của y trước người tù cách mạng. Nhà văn cảm nhận cuộc “đối thoại” đó như thế nào? "Nhưng cứ xét binh tình, thì đó chỉ là vì (Phan) Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu". Nhận xét đó thật thâm thúy. Hai chữ "không hiểu" sau đó đã được tác giả giải thích một phần: không phải không hiểu tiếng nói của nhau (vì đã có thống ngôn); nhưng phần sâu xa còn lại nhà văn để cho bạn đọc tự suy ngẫm. Hai con người không hiểu được nhau ngoài vấn đề bất đồng ngôn ngữ chỉ có thể vì họ không thể và không bao giờ cùng tư tưởng, chí hướng, không bao giờ đi chung một con đường. Dù Va-ren diễn thuyết say sưa, hùng hồn, có tỏ ra thân thiện đến đâu đi chăng nữa thì với Phan Bội Châu, y cũng chỉ là một kẻ xa lạ, một kẻ phản bội “đốt cháy những gì mình đã tôn thờ” và “tôn thờ những gì mình đã đốt cháy - cái kẻ đê tiện ấy không đáng để Phan Bội Châu phải bận tâm. Kết thúc cuộc đối thoại (mà thực chất là độc thoại), tác giả còn dẫn lời của một nhân vật tưởng tượng khác (anh lính dõng) để tạo chọ câu chuyện cảm giác khách quan: anh ta có thấy "đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi". Một người khác thì quả quyết rằng: Phan Bội Châu đã nhố vào mặt Va-ren. Với những chi tiết này, Nguyễn Ái Quốc đã có một lời bình sâu cay: “Cái đó thì cũng có thể!”. Đó là một cách nói nửa chừng: vừa tỏ ra không tin vừa tỏ ra tin những thông tin - mà nếu có thật thì đó là sự nhục nhã ê chề của viên quan Toàn quyền quyền cao chức trọng. Và như dân gian ta thường nói: "Người khôn ăn nói nửa chừng để cho người dại nửa mừng nửa lo”. Và quả thực, những lời bình sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc nếu Va-ren có đọc được hắn cũng: “nửa mừng nửa lo” còn người đọc thì vô cùng thích thú!

Viết bình luận