Viết đoạn văn phân tích thành công về một nét nghệ thuật của bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, trong đó có sử dụng hai thành ngữ

Thân em như trái bần trôi

Bài thơ “Bánh trôi nứớc” của Hồ Xuân Hương là bài thơ thành công về mặt nghệ thuật đã vận dụng rất sáng tạo những bài ca dao, những câu thánh ngữ trong kho tàng văn học dân tộc. Bài thơ mở đầu bằng câu thơ “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”: Cách mở đầu bằng “Thân em...” nhà thơ mượn trong ca dao. Ta có thể kể đến những bài như:

“Thân em như hạt mưa sa”

“Thân em như trái bần trôi”

“Thân em như dải lụa đào”,...

Cách nói “Thân em...” thể hiện nỗi buồn tủi, đau xót của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Chẳng những vậy, câu thơ thứ hai “Bảy nổi ba chìm với nước non” lại vận dụng sáng tạo thành ngữ “Bảy nổi ba chìm chín lênh đênh” gợi những lặn lội, vất vả, gian truân trong cuộc đời nhiều biến động. “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn / Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Cuộc đời dẫu nhiều biến động thăng trầm, nhiều trái ngang trắc trở nhưng em vẫn giữ trọn tấm lòng thủy chung, son sắt. Trong câu thơ cuối bài này, mượn ý câu thành ngữ “Đỏ như son”. Hồ Xuân Hương đã khẳng định vẻ đẹp sáng ngời trong tâm hồn người phụ nữ.

Viết bình luận