Người xưa nói: “Kẻ trí là kẻ biết người; kẻ nhân là kẻ yêu người”. Hãy bàn luận
Trong xã hội thời nào cũng vậy có đủ loại người: quân tử / tiểu nhân, người trí thức / kẻ vô học, người nhân đức / kẻ bạc ác tinh ma, người giàu sang / kẻ nghèo hèn, người lành / kẻ dữ, người tốt / kẻ xấu, v.v... Mỗi một lớp người, một một loại người lại có cách sống, cách nghĩ, cách ứng xử khác nhau. Có người đức trọng tài cao, lại có kẻ mặt người dạ thú. Về kẻ trí, kẻ nhân, người xưa nhận xét:
“Kẻ trí là kẻ biết người; kẻ nhân là kể yêu người”.
1. Thế nào là kẻ trí? Kẻ trí là người có trình độ học vấn uyên thâm, hiểu biết sâu rộng. Bậc trí giả là những người đức trọng tài cao.
Tại sao kẻ trí là kẻ biết người? Kẻ trí mới có đủ kiến thức, sự hiểu biết, vốn sống, kinh nghiệm sống nên mới có thể phân biệt được người tốt / kẻ xấu, người nhân đức / kẻ bạc ác, mới biết được sở trường / sở đoản của mỗi người. Các bậc minh quân ngày xưa là những kẻ trí nên mới chọn được nhân tài, hiền sĩ, giao cho họ chức trọng quyền cao, để các vị trọng thần ấy đem tài kinh bang tế thế giúp vua, giúp dân làm nên bao sự nghiệp to lớn, vẻ vang, viết nên bao trang sử vàng chói lọi. Các vị lãnh tụ ngày nay cũng vậy, phần lớn là những kẻ trí nên đã xây dựng được bộ máy lãnh đạo tài giỏi, đưa đất nước ngày một phát triển. Lịch sử các dân tộc, các quốc gia xưa nay đều cho ta thấy vai trò to lớn của những kẻ trí lỗi lạc xuất chúng.
Kẻ trí tự biết mình nên mới biết người. Kẻ trí biết người không chỉ để chung sống mà còn để học tập người, bồi bổ sở trường, khắc phục sở đoản, làm cho tài đức, nhân cách bản thân ngày một phát triển tốt đẹp. Kẻ trí biết người nên mới tránh xa kẻ xu nịnh, bọn bạc ác, tinh ma.
Phân biệt được người tốt / kẻ xấu thật không dễ dàng, cổ nhân có nói: “Họa hổ / họa bì / nan họa cốt / Tri nhân, tri diện, bất tri tấm”, nghĩa là: vẽ hổ có thể vẽ được bộ lông, da hổ, nhưng khó vẽ được xương hổ; biết người, biết được bộ mặt người, nhưng không biết được lòng người. Tục ngữ, ca dao cũng có câu: “Sông sâu còn có kẻ dò / Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng”.
Vì thế, muốn hiểu người, hiểu đời, muôn biết thời thế phải có kiến thức, có học vấn uyên thâm, có hiểu biết sâu rộng. Kẻ trí là kẻ biết người, do đó, ai cũng phải nỗ lực học tập để có thể vươn lên tầm kẻ trí.2. Ngoài kẻ trí còn có kẻ nhân. Thế nào là kẻ nhân'?
Kẻ nhân là người giàu tình thương, luôn quan tâm đến đồng loại. Kẻ nhân có trái tim nhân hậu, sống giàu tình người, biết san sẻ, cưu mang đến mọi người. Kẻ nhân “Thương người như thể thương thân”, biết “Lá lành đùm lá rách”. Giữa thời loạn lạc hoặc thiên tai nắng hạn, bão lũ cơ hàn, những người họan nạn, nghèo khổ trên mọi miền đất nước.
Tại sao kẻ nhân là kể yêu người"? Kẻ nhân giàu lòng nhân đức, quý trọng con người, lúc nào cũng coi mọi người gần xa bằng tấm lòng nhân ái. Họ vui, buồn cùng cái vui, buồn của đồng loại; họ hiểu thâu tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của đồng bào. Kẻ nhân là “người giàu có nhất”, không phải là người lắm bạc vàng châu báu mà là người có tấm lòng vàng, giàu tình nhân ái.
Trong các phong trào xã hội cứu giúp nạn nhân chất độc da cam, những người tàn tật, trẻ em mồ côi,... ta thấy hình ảnh những kẻ nhân xuất hiện ngày một nhiều, họ đã hết lòng đem của cải, vật chất và tinh thần nhân ái đến với những con người đạu khổ, bất hạnh. Họ đã làm vơi đi bao dòng lệ, bao tiếng thở dài, họ đã đem nụ cười đến cho các em nhỏ mồ côi, họ đã đem bát cơm, tấm áo đến cho các gia đình trong vùng bão lũ, lụt lội.
Kẻ nhân đã hi sinh cả tính mạng để cứu người. Họ đã có bao hành động, cử chỉ đẹp và cảm động để cứu người, làm ta cảm phục.
Thật vậy, kẻ nhân là kẻ yêu người.
Trong phong trào xây dựng cuộc sống mới, con người mới, xây dựng gia đình văn hóa, ta thây kẻ trí, kẻ nhân xuất hiện ngày một nhiều, nhất là trong lớp người trẻ tuổi.
Kẻ trí và kẻ nhân là niềm tự hào của dân tộc, là tiềm lực của đất nước, là hi vọng của mỗi người, mỗi gia đình Việt Nam chúng ta.
Hồ Chủ tịch kính yêu có nói: “Mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp. Đất nước ta là một vườn hoa đẹp”. Kẻ trí và kẻ nhân là những bông hoa đẹp trong vườn xuân Tổ quốc Việt Nam chúng ta.
Viết bình luận