Anh (chị) hiểu quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? Vì sao nói bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có sự kết hợp giữa trự tình và triết lí

HƯỚNG DẪN

1. Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sống thuận theo tự nhiên: “Dẫu nhẫn chê khen dầu miệng thế - Cơ cầu tạo hóa mặc tự nhiên”. Nhàn là đốì lập với danh lợi: “Để rẻ công danh đổi lấy nhàn”, giữ cốt cách thanh cao. Nhàn là triết lí, là thái độ sống, là tâm trạng.

Bài thơ Nhàn là cảm hứng nhàn mà cũng là triết lí nhàn

- Tuyết Giang Phu Tử yêu và trọng nhân cách, về với thiên nhiên, sống thuận theo tự nhiên là thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục, là không bị cuốn hút bởi tiền tài, địa vị, để tâm hồn an nhiên, khoáng đạt. Nhân cách ấy rất thuần hậu và thanh cao. Cụ Trạng về sống giữa thôn quê như môt lão nông với bữa cơm đạm bạc, với những sinh hoạt dân dã. Nhưng đạm bạc chứ không khắc khổ. Đạm bạc đi với thanh cao.

- Nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm đối lập với danh lợi như nước với lửa: “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ - Người khôn, người đến chôn lao xao”. Ta tìm nơi vắng vẻ là nơi không người cầu cạnh, nơi tĩnh lại của thiên nhiên và nơi thảnh thơi của tâm hồn. Người đến chôn lao xao là đến chôn cửa quyền sang trọng, tấp nập nhưng cũng là chốn hoạn lộ nhiều thủ đoạn bon chen, sát phạt.

- Tìm đến sự thanh cao, tìm thấy sự thư thái của tâm hồn, nhà thơ vui, niềm vui thốt lên thành lời: “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”. Niềm vui như hiện lên trong bước đi ung dung, niềm vui chi phối cả âm điệu bài thơ, cứ nhẹ nhàng, lâng lâng, cứ “thanh thản, thoải mái một cách kì lạ. Đau khổ ư? Lo toan ư? Mệt mỏi ư? Trút sạch sành sanh” (Lê Trí Viễn, Đến với tha hay, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997, tr.78).

2. - Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có sự kết hợp giữa trữ tình và triết lí. Trạng Trình đã đem đến cho văn học Việt Nam một phong cách triết gia. Bài thơ Nhàn là cảm hứng nhàn mà cũng là triết lí nhàn.

- Triết lí nhàn thể hiện qua quan niệm của tác giả về dại và khôn. Đó là triết lí sâu sắc mà hóm hỉnh trong cách nói đùa vui ngược nghĩa, dại mà thực chất là khôn còn khôn mà hóa dại. Ớ một bài thơ khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: “Khôn mà hiểm độc là khôn dại - Dại vốn hiền lành ấy dại khôn” (Thơ Nôm - bài 94). Như vậy thì dại, khôn ở Nguyễn Bỉnh Khiêm là xuất phát từ trí tuệ, triết lí dân gian “Ớ hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

- Triết lí nhàn của nhà thơ là trở về sống hòa hợp với tự nhiên, phủ nhận danh lợi. “Rượu đến cội cây ta sẽ uống - Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”. Bậc đại ẩn sống Tuyết này tìm đến say chỉ là để tỉnh. Tỉnh để nhận ra công danh, của cải, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao. Nguyễn Bỉnh Khiêm triết lí với mục đích tự cảnh tỉnh mình nhưng lại có tác dụng cảnh tỉnh người đời.

Viết bình luận