Bi kịch của người phụ nữ qua đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du. (Yêu cầu lập dàn bài)

1. Tìm hiểu đề:

Nội dung nghị luận mà đề bài yêu cầu là bi kịch của người phụ nữ qua đoạn trích “Trao duyên” của Nguyễn Du. Học sinh cũng cần phải đi từ tìm hiểu bi kịch của người phụ nữ trong văn học trung đại nói chung để tìm hiểu bi kịch của người phụ nữ trong “Trao duyên”, từ đó liên hệ đến đời sống của người phụ nữ ngày nay. Để bài viết thêm hấp dẫn, người viết có thể đan xen những yếu tố biểu cảm, tự sự.

Bi kịch của người phụ nữ trong đoạn trích “Trao duyên” của Nguyễn Du

2. Dàn ý sơ lược:

MỞ BÀI

- Dẫn dắt.

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bi kịch của người phụ nữ qua đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du.

THÂN BÀI

- Bi kịch của người phụ nữ trong văn học trung đại.

- Bi kịch của người phụ nữ trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du:

+ Bi kịch của chữ “tình” và chữ “duyên”, của khát khao tình yêu và hạnh phúc.

+ Bi kịch của đức hi sinh.

+ Tấm lòng nhân đạo và nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình của Nguyễn Du.

+ Liên hệ đến người phụ nữ hôm nay.

KẾT BÀI

Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận, mở rộng, liên hệ.

3. Dàn ý chi tiết:

MỞ BÀI

Bi kịch của người phụ nữ trong văn học trung đại: Người phụ nữ là nạn nhân của xã hội xưa, của chế độ nam quyền. Họ phải gánh chịu bi kịch của tài sắc (hồng nhan bạc mệnh), bi kịch của chế độ đa thê, của chế độ cung nữ, của chiến tranh phong kiến...

Bi kịch của người phụ nữ trong văn học trung đại

THAN BÀI

- Bi kịch của người phụ nữ trong đoạn trích “Trao duyên” của Nguyễn Du:

- Bi kịch của chữ “tình” và chữ “duyên”, của khát khao tình yêu và hạnh phúc.

- Mười hai câu đầu đoạn trích là lời trao duyên của Thuý Kiều cho em. Bi kịch là ở chỗ để báo đáp ân tình chàng Kim, Kiều phải nhúng mình, hạ mình thành kẻ chịu ơn, phải cậy nhục, lụy phiền em trả ơn.

- Mười bốn câu tiếp theo Thuý Kiều trao kỉ vật và dặn dò em. Bi kịch càng lúc càng đau đớn, đứt ruột. Duyên thì trao mà tình thì không cắt được. Duyên thì trao mà khát khao hạnh phúc vẫn cháy bỏng, nên mất duyên rồi nàng tưởng như mình là người đã chết. Duyên trần đã cắt nhưng duyên âm vẫn vương vấn như oan khiên không giải nổi.

- Bi kịch của đức hi sinh: Ớ đoạn “Trao duyên”, Kiều đã hai lần hi sinh. Lần thứ nhất vì gia đình, Kiều đã hi sinh chữ tình vì chữ hiếu. Lần thứ hai, để trả nghĩa cho Kim Trọng, Kiều cũng đã hi sinh chữ tình, vì chữ nghĩa.

- Tấm lòng nhân đạo và nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình của Nguyễn Du:

+ Qua hình tượng Thuý Kiều, ông đã thức tỉnh ý thức về tình yêu và hạnh phúc cá nhân của con người dưới chế độ phong kiến. Đồng thời, ông muón ca ngợi những phẩm chất cao đẹp trong tâm hồn nàng: giàu đức hi sinh, coi trọng tình nghĩa, giàu lòng yêu thương...

+ Để diễn tả được bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa, Nguyễn Du còn sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí rất tài tình.

- Liên hệ đến người phụ nữ hôm nay.

KẾT BÀI

Đề cao khát khao hạnh phúc của con người và nói lên bi kịch thân phận của họ là giá trị nhân đạo to lớn làm nên sức sống của đoạn trích “Trao duyên”.

Viết bình luận