Bình giáng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

A. DÀN BÀI

1. Mở bài

Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất trong sáng tác của Quang Dũng. Nói đến Quang Dũng, trước hết, mọi người nhắc đến Tây tiến. Quang Dũng viết bài Tây Tiến khi xa đơn vị cũ một thời gian. Những năm tháng gắn bó với Tây Tiến tình đồng đội, đồng chí thiết tha, tình quân dân mận nồng và cả những miền đất đã đi qua của những chặng đường hành quân... Tất cả đã trở lại trong những kỉ niệm, làm sống lại hồn thơ.

Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất trong sáng tác của Quang Dũng

2. Thân bài

a. Cảm hứng lăng mạn về vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây y súng ngửi trời.

b. Cảm hứng lãng mạn về những kỉ niệm của tình quân dân thắm thiết

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

c. Cảm hứng lãng mạn và cảm hứng bi tráng về đoàn quân Táy Tien

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Chú ý bình giảng khuynh hướng sử thi rõ nét ở đoạn thơ trên.

3. Kết bài

Tây Tiến là một sáng tác thơ có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, bài thơ được viết ra với những màu sắc thẩm mĩ phong phú. Đặc biệt, Tây Tiến là bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và nhạc điệu của tâm hồn.

B. BÀI LÀM

Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất trong sáng tác của Quang Dũng. Nói đến Quang Dũng, trước hết, mọi người nhắc đến Tây Tiến. Tây được viết ra vào năm 1948 với những cảm nghĩ và kỉ niệm xúc động bồi hồi về đoàn quân - đơn vị được thành lập đầu năm 1947. Đoàn quân Tây Tiến có nhiệm vụ cùng với bộ đội Lào - Việt và đánh Pháp ở vùng Thượng Lào. Địa bàn hoạt động rộng. Bộ đội Tây Tiến chủ yếu là lớp thanh niên lao động chân tay và trí óc của Hà Nội. Sự tập họp lực lượng này có ý nghĩa khi tìm hiểu về người lính Tây Tiến được miêu tả trong tác phẩm. Đoàn quân Tây Tiến đánh thắng nhiều trận. Địa bàn mở rộng ở nhiều vùng. Cứ đọc bài thơ đã thấy đến những miền quê đẹp như Châu Mộc, Mai Châu. Quang Dũng viết bài Tây Tiến khi xa đơn vị cũ một thời gian. Những năm tháng gắn bó với Tây Tiến tình đồng đội, đồng chí thiết tha, tình quân dân mặn nồng và cả những miền đất đã đi qua của những chặng đường hành quân... Tất cả đã trở lại trong những kỉ niệm, làm sống lại hồn thơ. Kỉ niệm ấy gắn với một thời trai trẻ của nhà thơ và tạo nên bao nuối tiếc; và nhà thơ không tránh khỏi xúc động như thốt, như kêu lên để tưởng nhớ lại một kỉ niệm sâu sắc đã đi qua trong cuộc đời:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Núi rừng được khắc họa với bút pháp lãng mạn. Thiên nhiên vừa dữ dội, vừa hùng vĩ như đang thử thách với con người qua từng chặng đường hành quân. Chốn rừng núi ấy được diễn tả vừa như xa xôi, mờ ảo, chơi vơi trong kỉ niệm nhưng lại rất hiện thực như khung cảnh mà người lính Tây Tiến đang trực tiếp trải qua trong hiện tại. Thiên nhiên hiểm trở mà đẹp. Tác giả như tô đậm mặt gian khổ của những chặng đường hành quân, cùa những thử thách nhưng không ngại ngùng lo sợ. Khổ đầu của bài thơ diễn tả khá thành công địa bàn rừng núi mà đoàn quân Tây Tiến hoạt động với trùng điệp rừng núi cao. Có câu thơ hun hút đi lên mãi với chiều cao của rừng núi: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”. Có câu thơ như gấp khúc giữa chiều cao và chiều sâu: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Những hình ảnh của rừng núi hiểm trở xen lẫn với hình ảnh đẹp của làng quê bình dị “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Gợi thương, gợi nhớ nhiều nhất vẫn là những kỉ niệm của bộ đội với nhân dân. Tây Tiến trở về êm đẹp trong hương thơm và khói bếp ấm no của ngày mùa:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Mạch thơ chuyển sang phần II và đi sâu vào những kỉ niệm của tình quân dân thắm thiết trong nhửng ngày đóng quân ở các vùng quê với những đêm hội đuốc hoa, với điệu khèn gợi cảm và dáng người mềm mại trên độc mộc lặng lẽ xuôi dòng:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kia em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

Quang Dũng đã miêu tả được niềm vui và tâm hồn của người lính trẻ như bốc men say trong hội vui thắm thiết tình quân dân với âm nhạc, ánh sáng và những cô gái đẹp. Đoạn thơ như làm dịu hẳn không khí dữ dội của núi rừng hiểm trở mà chan hòa trong hình ảnh đẹp của bản làng. Quang Dũng đã miêu tả được những đặc điểm của mọi miền đất quê hương đẹp, nên thơ, giàu tình nghĩa. Ai đã một lần đến mà không xúc động thương nhớ. Mảnh đất xa rồi mà hồn còn như gửi lại. Bài thơ khơi sâu vào những miền kĩ niệm đẹp nhất mà cũng mờ ảo lung linh nhất của cái thực và mơ, của cảnh vật quyến luyến và hồn vương vấn:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

Mấy từ “ hồn lau nẻo bến bờ” gợi lên biết bao xúc động. Ai đã từng sống ở miền rừng núi và thấy những triền lau phất phất bông xám bạc theo gió đấy đưa mới thấy hết ý nghĩa của câu thơ. Trong thơ, lau như có một cái gì đó quyến luyến, cảnh vật như có hồn phảng phất trong gió. Quang Dũng không chỉ miêu tả cái đẹp mà còn gợi lên phần thiên nhiên của cảnh vật. Bài thơ dường như đã nói được nhiều về con người và cảnh vật nhưng đến đây thì đoàn quân Tây Tiến mới xuất hiện với dáng vẻ đặc biệt:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Hình ảnh của người chiến binh được miêu tả trong giai đoạn này qua nhiều bài thơ còn nhiều vất vả và gian truân. Sốt rét là căn bệnh hiểm nguy đối với các chiến sĩ. Tố Hữu đã từng nói đến hình ảnh Vệ quốc quân: “Giọt giọt mồ hôi rơi, Trên má anh vàng nghệ” (Cá nước). Chính Hữu tả trực tiếp căn bệnh này: “Anh với tôi biết từng cơn lạnh; Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”(Đồng chí). Đơn vị Tây Tiến ở giữa một vùng sốt rét hoành hành nên tóc rụng, da xanh bủng. Quang Dũng không muốn chỉ tả yếu ớt về hình thức mà muôn nói đến sức mạnh bên trong, đến dũng khí của đoàn quân, vẫn mạnh mẽ, vẫn giữ oai hùm. Những người lính Tây Tiến này phần nhiều là những người thanh niên Hà Nội. Họ ra đi chiến đấu và nén lại bao nhiêu thương nhớ với hậu phương. Nếu như người lính trong thơ Hồng Nguyên nhớ về hình ảnh người vợ “Mòn chân bên cối gạo canh khuya”thì người chiến sĩ Tây Tiến lại có cách nhớ thương riêng của mình:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

Một thời những câu thơ như thế này rất khó được chấp nhận và thường được quy kết vào căn bệnh là rơi vào căn bệnh mơ mộng tiểu tư sản. Sao lại có thể ngăn cản được tâm hồn người lính mơ đến hình ảnh một người con gái ở nơi xa. Tình cảm ấy không hề làm cho họ mềm yếu, nản lòng trong công việc. Quang Dũng đã miêu tả phẩm chất của người chiến sĩ Tây Tiến với những câu thơ đẹp:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

Phẩm chất cao đẹp và thử thách lớn lao nhất đối với người lính là ý thức sẵn sàng hi sinh cho Tổ Quốc. Và cũng không chỉ là ý thức, mà ý thức đã tiểu hiện trong hành động thực tế. Nhiều người đã hi sinh, những nấm mồ nơi viễn xứ không làm họ sợ. Quang Dũng trong bài thơ Tây nói nhiều đến cái chết nhưng không gây xót xa đau đớn mà chỉ tạo được cảm phục.

Cuộc đời chinh chiến và cái chết đối với người lính được miêu tả như thanh thản: “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Tự mình dường như không có những dằn vặt xót xa, đau đớn. Nhưng rồi cái chết nào chẳng đau đớn xót xa. Câu thơ:

Sông Mã gầm lên khúc độc hành như điệu khèn bi tráng nhớ tiếc và ngợi ca tinh thần của người liệt Sĩ. Trong thơ ca thời kì kháng chiến chông Pháp, Tây tiến là bài thơ sớm nói đến cái chết, đến sự hi sinh trong chiến tranh mà không bi lụy.

Bài thơ đi vào kết thúc với những câu thơ đẹp:

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

Gian khổ khó khăn nhiều nhưng không một ai thoái thác trách nhiệm. Một ra đi là không trở lại, ra đi phải giành lấy phần chiến thắng.

Tây Tiến là một sáng tác thơ có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, bài thơ được viết ra với những màu sắc thẩm mĩ phong phú. Có cái đẹp hùng tráng của núi rừng hiểm trở, và vẻ đẹp bình dị, nên thơ của cuộc sống nơi bản làng quê hương, có cảm hứng mạnh mẽ, hòa hợp với chất trữ tình nhẹ nhàng, mềm mại trong thơ. Đặc biệt, Tây tiến là bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và nhạc điệu của tâm hồn. Mỗi đoạn thơ mang theo một nhạc điệu riêng vừa mạnh mẽ, vừa uyển chuyển. Khi đưa người đọc về với những kỉ niệm xa nên thơ và gợi cảm, khi dồn dập trong những tiết tấu mạnh, Xuân Diệu cho rằng đọc bài thơ Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong miệng. Tây Tiến là sáng tác được viết theo cảm hứng lãng mạn. Những yếu tố cường điệu, phóng đại đã tạo nên cái phi thường, cái đẹp, không rơi vào sự giả tạo và chỉ tô đậm thêm vẻ đẹp của hình tượng theo phong cách lãng mạn. Bài thơ hấp dẫn và góp phần ghi lại hình ảnh đẹp của người chiến sĩ quân đội trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.

Viết bình luận