Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Mình về mình có nhớ ta... Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

Đề bài

Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

Bài làm

Giới thiệu chung về tác phẩm:

- Việt Bắc của Tố Hữu là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca thời kì kháng chiến chông Pháp. Bài thơ được sáng tác vào tháng 10 - 1954. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.

- Việt Bắc chính là "tiếng hát ân tình". Tiếng hát ân tình son sắt ấy biểu hiện ngay ở đoạn thơ đầu của bài thơ, tạo am hưởng ngọt ngào, tha thiết của toàn bài.

Tây Bắc

1. Tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến của kẻ ở người đi, người miền ngược và người đi kháng chiến

1.1. Bao trùm lên đoạn thơ (và cả bài thơ) là nỗi nhớ da diết, bồn chồn của hai người đã từng gắn bó sâu nặng trong những tháng ngày kháng chiến "thiết tha mặn nồng". Điệp từ "nhớ" (4 lần) dồn dập thể hiện nồng độ tăng dần của nỗi nhớ.

1.2. Nỗi nhớ da diết ấy được biểu hiện bằng một nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc.

- Cách xưng hô "mình", "ta" gợi âm hưởng ngọt ngào của ca dao.

- Sử dụng nhiều từ láy diễn tả tâm trạng (thiết tha, da diết, bâng khuâng, bồn chồn).

- Sử dụng kết cấu theo lối đối đáp giao duyên nam nữ trong ca dao, dân ca để thể hiện nội dung mới. Bốn cẩu đầu là lời của người ở lại "Mình về mình có nhớ ta", lời hỏi củng là một cách để bày tỏ nỗi lòng, khởi nguồn cho lời đồng vọng "Tiếng ai tha thiết bèn cồn". Bắt đầu cho tiếng đồng vọng ấy là nỗi nhớ - nỗi nhớ đậm sâu "bâng khuâng trong dạ", con cào "bồn chồn bước đi".

Mình về mình có nhớ ta

2. Tình cảm sắt son gắn bó, "tiếng hát ân tình thủy chung"

2.1. Ta, mình gắn bó trong một mối ân tình sâu nặng "Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn".

2.2. Chất giọng ân tình là một nét đặc sắc trong giọng điệu thơ Tố Hữu, là nét riêng cua mọt hồn thơ đặc biệt nhạy cảm với nghĩa tình cách mạng.

Đoạn thơ (và cả bài thơ) thể hiện tình cảm thủy chung của nhân dân Việt Bắc với cách mạng, đồng thời cũng thể hiện tình cảm của người kháng chiến với núi rừng và con người Việt Bắc - những "áo chàm" bình dị, thân thương.

Đoạn thơ tiêu biểu cho giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc là những nét đặc sắc của phong cách thơ Tố Hữu.

Viết bình luận