Bình luận câu cách ngôn “Thất bại là mẹ thành công"

Thất bại là gì? Thành công là gì? Đó là hai câu hỏi luôn đặt ra đối với mỗi con người trong cuộc sống. Có lẽ ai cũng nghĩ thành công và thất bại đối lập nhau, một cái mang đến niềm vui, hạnh phúc cho con người; còn một cái lại đem đến nỗi buồn, sự thất vọng. Thất bại và thành công tưởng chừng như không có mối liên hệ nào nhưng thực chất chúng có một mối quan hệ chặt chẽ bởi “Thất bại là mẹ thành công”.

có thất bại thì mới có thành công

“Mẹ” ở đây được hiểu là nguồn gốc, nguyên nhân. Vậy câu cách ngôn “Thất bại là mẹ thành công” có nghĩa là có thất bại thì mới có thành công. Mỗi lần thất bại là một lần ta nhận thức được những hạn chế, sai lầm; khắc phục và rút kinh nghiệm để không thất bại nữa, cũng có nghĩa là ta sẽ chuẩn bị đầy đủ hơn trong hành trang đi tới mục đích của mình và có thể thành công. Thành công là mơ ước của tất cả mọi người - đứng trước một bài toán khó, học sinh mơ ước tìm ra cách giải; đứng trước những bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, bác sĩ mong muốn cứu sổng họ; khi gieo mầm xuống đất, người nông dân mong muốn có được một vụ mùa bội thu;... Nhưng có được thành công không phải dễ dàng. Có ai đó đã nói trong mọi thành công chỉ có 1% may mắn còn 99% là do nỗ lực của con người. Trong hành trang đi tới thành công của mỗi người thì khát vọng, niềm tin, nghị lực, tri thức, sự cầu thị,... là những yếu tố vô cùng quan trọng. Những phẩm chất này mới nghe qua ta tưởng chừng khó có thể đạt tới nhưng trên thực tế tất cả những tính cách đó được hình thành từ cuộc sống của mỗi người. Cuộc sống đời thường, quá trình học tập và làm việc sẽ khiến chúng ta tự rèn luyện mình để có những phẩm chất ấy. Và đặc biệt, mỗi một lần thất bại chúng ta sẽ tự rút ra những bài học cần thiết cho mình để những phẩm chất đó ngày càng hoàn thiện, bền vững, đảm bảo cho sự thành công.

Thất bại chỉ thực sự là mẹ thành công khi người thất bại nhận ra được những hạn chế, khuyết điểm dẫn đến thất bại của mình. Con người thường có tính kiêu hãnh, họ luôn muôn chinh phục và luôn muôn thành công. Vì vậy thừa nhận thất bại là một việc không dễ nhưng chỉ khi con người vượt lên được lòng kiêu hãnh mù quáng để thừa nhận và tìm ra nguyên nhân của sự thất bại thì họ mới có thể tạo thêm cho mình những hành trang mới để đi đến thành công. Để có được thành công sau những thất bại còn đòi hỏi con người có nghị lực đứng dậy và bước tiếp con đường mình đã lựa chọn sau khi vấp ngã. Nếu vì thất bại mà mất hết niềm tin, nghị lực và khát vọng vươn lên thì con người sẽ luôn ở trong tâm thế của người chiến bại và họ không bao giờ có thể đi tới thành công.

Thất bại chỉ thực sự là mẹ thành công khi người thất bại nhận ra được những hạn chế

Khi thất bại con người cần tự đặt câu hồi vì sao mình thất bại. Điều đầu tiên phải nghĩ tới là năng lực của mình đã đủ chưa, mình thực hiện công việc đã đúng thời điểm chưa. Khi ta tìm được câu trả lời cho những câu hỏi đó, ta sẽ chuẩn bị tốt hơn cho những lần sau để không thất bại nữa. Đôi khí chúng ta thất bại không phải là do chúng ta không có khả nàng làm việc mà là vì chúng ta thực hiện công việc chưa đúng thời điểm. Do đó khi thất bại ta không nên bi quan, chán nản mà chính nhờ sự thất bại đó ta đã học thêm một điều gì đó. Thất bại không có nghĩa mình không thể làm việc, mà là cần làm theo một hướng khác hợp lí hơn. Thất bại không có nghĩa là
ta đã hoang phí thời gian của cuộc đời mình mà đó chính là lí do để ta bắt đầu lại từ đầu. Thất bại không có nghĩa là ta nên từ bỏ, mà ta cần phải nỗ lực nhiều hơn. Thất bại có nghĩa là ta cần phải rèn luyện nhiều hơn nữa.

Chẳng ai muôn tự rước thất bại về mình. Nhưng trong cuộc sống ai cũng có đôi ba lần thất bại ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, ở thời điểm này hay thời điểm khác. Thất bại không chỉ giúp ta trưởng thành hơn, rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn mà nó còn giúp chúng ta cứng cỏi hơn, tự tin hơn. Lịch sử đã chứng minh thất bại rất quan trọng đối với thành công và những thành công lớn luôn phải trải qua những thất bại. Trong khoa học, càng thử nghiệm nhiều thì càng thu được kết quả chính xác. Trước khi tìm ra cách làm cho một bóng đèn điện sáng, Tô-mát Ê-đi-xơn đã thất bại tới mười ngàn lần. Mỗi lần thất bại được ông coi là một bước tiến gần hơn tới mục tiêu cuối cùng của mình. Và phương pháp này đã có hiệu quả đôĩ với ông. ông trở thành nhà phát minh có hiệu suất cao nhất trong lịch sử hiện đại với 1.097 bằng phát minh sáng chế mang tên Tô-mát Ê-đi-xơn. Cuộc đời Ê-đi-xơn để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc: thành công sẽ luôn mỉm cười với những ai ham học hỏi, chăm chỉ, chịu khó rèn luyện bản thân.

“Thất bại là mẹ thành công”. Trải qua những thất bại, chúng ta càng cảm thấy tự hào, vui sướng trước những thành công và mỗi khi thành công ta càng thêm thấm thìa những bài học mà ta tự rút ra cho mình sau những thất bại. Thất bại sẽ là tiền đề của thành công nếu bạn có đủ khát vọng, nghị lực, trí tuệ và sự cầu thị. Chúc các bạn thành công!

Viết bình luận