Cảm nghĩ về một bài ca dao mà anh (chị) yêu thích

Ca dao là những bài thơ trữ tình, phản ánh đời sống nội tâm, tình cảm của nhân dân lao động. Mỗi bài ca dao là một mảnh tâm trạng, một nếp suy nghĩ, một điệu tâm hồn con người trong cuộc sống sinh hoạt. Tẩt cả những tâm hồn dân tộc khỏe khoắn, yêu đời đều được ấp ủ, nâng niu trong những vần ca dao đẹp nhất, chảy trôi trong tâm thức người đọc muôn thế hệ và nuôi dưỡng những tiếp nhận thẩm mĩ, những xúc cảm tươi mát, trong lành. Người ta đọc ca dao là để đi tìm hồn Việt, tình Việt và lắng nghe lòng mình rung lên những cung bậc tình cảm đồng điệu, thiết tha.

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,

Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.

Ba đồng một mớ trầu cay,

Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không.

Bây giờ em đã có chồng,

Như chim vào lồng, như cá cắn câu.

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,

Chim vào lồng biết thuở nào ra.

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

Đây là bài ca dao viết về tình yêu nam nữ, thấm đượm nỗi chua xót, đắng cay, được tạo nên trên hình thức đối đáp quen thuộc, giữa lời người con trai và người con gái. Thể thơ lục bát da diết, nhịp nhàng gieo vào lòng người những xúc cảm yêu đương thiết tha, đìu dặt, nhưng lại được biến thể ở hai câu cuối, thể hiện những rối bời, hẫng hụt, xót xa của một tình yêu không thành, của một thân phận cay đắng. Nhân vật trữ tình là chàng trai và cô gái với những tâm sự tình yêu sâu sắc, chần thành, trong hoàn cảnh cô gái đã có chồng. Cách phản ánh tình yêu mang tính chất hiện thực, chứ không đậm tính lí tưởng hóa như tâm sự của những đôi trai gái đang yêu. Kết cấu đối đáp thể hiện ở toàn bộ bài ca dao và kết cấu trùng lặp in đậm ở ba câu cuốì cùng tạo nên ấn tượng sâu sắc cho người đọc về đặc trưng thi pháp ca dao. Bốn câu thơ đầu tiên là lời của người con trai, gửi gắm tâm trạng xót xa, hẫng hụt của chàng khi cô gái đã có chồng:

Trèo lèn cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,

Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.

Hoàn cảnh bày tỏ tình cảm là hoàn cảnh ảo, không có thực. Chàng trai mượn cách diễn đạt quen thuộc của ca dao để chở đi tình cảm của mình:

- Trèo lên cây khế nửa ngày

- Trèo lên quán dốc, ngồi gốc cây đa

- Trèo lên cây gạo cao cao

Trèo lên cây bưởi hái hoa

Cảnh hiện thực phi lí: đến vườn cà để hái nụ tầm xuân đã diễn đạt cái có lí trong tâm trạng con người. Lời ca thể hiện rất chính xác tâm trạng rối bời, hẫng hụt của chàng trai đang yêu, nhưng vẫn khát khao kiếm tìm, khát khao hái tặng nụ tầm xuân. Ngôn ngữ không chỉ mang tính chất tạo hình mà còn chứa đựng những ý nghĩa biểu hiện sâu sắc. Hình ảnh nụ tầm xuân là một hình ảnh đẹp, biểu trưng cho tình yêu nam nữ. Cánh biếc xanh của nụ tầm xuân lại là một nét phi lí của hiện thực nhưng lại là màu xanh của tâm trạng không ngừng hi vọng, không thôi tin tưởng của một chàng trai với tình yêu mãnh liệt, chung tình. Càng chung thủy, càng thiết tha bao nhiêu thì sự nuôi tiếc trong tình yêu càng sâu thẳm bấy nhiêu. Sự đối lập giữa hiện thực và tâm trạng nuôi tiếc của chàng trai là câu trả lời, khẳng định cho nỗi lòng rối bời, búồn thương, chua xót của nhân vật trữ tinh. Ngôn ngữ biểu hiện, kết cấu đối đáp của ca dao đã trình bày tâm sự ấy của con người một cách khéo léo, tinh tế, tạo ra những hiệu ứng thẩm mĩ độc đáo, in đậm dấu ấn xúc cảm xót thương trong lòng người đọc:

Ba đồng một mớ trầu cay

Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không

Bây giờ em đã có chồng

Như chim vào lồng như cá cắn câu

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra

Chàng trai không hỏi nhưng cô gái lại tự trả lời. Câu trả lời của cô là lời giãi bày, tự than chua xót, vừa trách cứ chàng trai vừa đau đớn cho thân phận của mình. Dường như không phải chàng trai yêu đơn phương mà cô gái cũng có tình, có ý nhưng duyên phận của họ vẫn không thành. Chỉ yêu thương sâu sắc thì lời trách cứ mới đắng cay nhường ấy, chỉ nặng, ý, nặng tình thì lời than mởi chua chát như vậy. Cô gái tự ý thức về thân phận nhỏ bé, tội nghiệp của mình qua hình ảnh ba đồng một mớ trầu cay gieo vào lòng người sự xót thương sâu sắc trước số phận của người phụ nữ. Vậy mà lá trầu đến muộn, lời ngỏ lỡ làng, để rồi cả chàng trai và cô gái đều phải chấp nhận một sự thực đau lòng. Cơ hội của con người trong tình yêu mất đi, chàng trai trong bài ca chỉ đau đớn vì không lấy được cô gái thì nỗi đau của cô gái còn gấp bội phần, vì cô vừa không lây được chàng trai, vừa phải chấp nhận cuộc sống của cá chậu; chim lồng. Kết cấu trùng lặp, nhắc đi nhắc lại hình ảnh của cá cắn câu, của chim vào lồng đâ in đậm vào lòng người đọc dấu ấn buồn thương, chua xót của thân phận người phụ nữ đầy bi kịch, không quyết định được số phận của mình. Bài ca là tiếng hát buồn thương, đau đớn, hết sức cảm động, không chỉ về sự lỡ làng của tình yêu đôi lứa mà còn thể hiện sâu sắc về nỗi đau thân phận của người phụ nữ trong xã hội.

Thể hiện đầy đủ những đặc trưng của thi pháp ca dao, với thể thơ lục bát dược biến thể khéo léo, nhân vật trữ tình chàng trai và cô gái trong nỗi đau tình yêu, kết cấu đổì đáp kết hợp kết cấu trùng lặp, ngôn ngữ tạo hình và ngôn ngữ biểu hiện tạo ra một loạt những hình ảnh thẩm mĩ độc đáo, tất cả đã trình bày một cách sâu sắc, xúc động những tâm sự tha thiết, chua xót của con người, làm rung lên trong lòng độc giả những đồng điệu, thấu cảm chân thành.

Nghệ thuật là câu trả lời đầy thẩm mĩ cho con người (Tố Hữu). Ca dao đã đem đến cho người đọc những câu trả lời về tâm tình, nỗi lòng của điệu hồn con người dân tộc.

Viết bình luận