Cảm nhận những đặc sắc của các bài Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

HƯỚNG DẪN

1. Ca dao là thể loại trữ tình bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

Chùm sáu bài Ca dao yêu thương, tỉnh nghĩa được học có thể chia thành ba nhóm: nhóm một gồm ba bài đầu, nhóm hai có bài bôn và nhóm ba là hai bài còn lại.

Căn cứ để phân chia nhóm bài dựa vào sự tương đồng trong nội dung chính của từng bài và sự giống nhau về nghệ thuật (lối kết cấu, công thức ngôn từ).

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang

Nhóm một bộc lộ khát vọng gặp gỡ, yêu thương. Nhóm hai tái hiện nỗi niềm mong nhớ trong tình yêu. Nhóm ba thể hiện nỗi niềm kẻ ở, người đi và nghĩa tình của con người.

2. Khát vọng gặp gỡ, yêu thương trong ba bài ca dao đầu tiên được bộc lộ rất khéo léo, tinh tế bằng cách nói đối đáp quen thuộc trong ca dao:

Cô kia đứng ở bên sông

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.

Câu thơ đầu bình dị như một lời miêu tả thông thường. Thậm chí cách xưng hô bằng đại từ nhân xưng “cô” còn gợi lên cả sự xa lạ, cách biệt. Mà không xa lạ, cách biệt sao được khi giữa cô và anh là cả một dòng sông ngăn trở.

Nhưng đến câu thơ sau, mạch thơ có sự biến chuyển bất ngờ. Đại từ nhân xưng “anh” vang lên gần gũi, thân thiết. Và điều mà chàng trai ở đây muôn ngỏ chính là cái sự bắc cầu vào tình yêu. Hóa ra tất cả lại tùy thuộc vào cô gái, tùy thuộc ở cô có muốn sang sông, có muốn xóa đi sự ngăn cách giữa hai người, có muốn bước lại gần anh không. Còn anh, anh đã nói được điều khó nói “anh ngả cành hồng cho sang”. Đó chính là lời bày tỏ tình yêu đầy tế nhị, duyên dáng. Anh đã bắc được một chiếc cầu thật đẹp để cô bước vào tình yêu. Chiếc cầu ấy là lòng trân trọng, là sự đợi chờ, là khát vọng yêu thương mà chàng trai dành cho cô gái. Vẫn là khát vọng biến những khao khát trong tình yêu thành điều có thật, song chàng trai ngỏ lời một cách táo bạo mà tinh tế thì cô gái chỉ dám mong ước:

ước gì sông rộng một gang,

Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.

Trong lời thầm ước ấy, khoảng cách tình yêu bị rút ngắn thần kì chỉ còn “một gang”. Ớ khoảng cách ấy, cây cầu tình yêu hiện diện thật bất ngờ “cầu dải yếm”. Yếm vốn là vật mang hơi ấm của người con gái, nó gắn liền với người thiếu nữ xưa như một vẻ đẹp nữ tính không thể tách rời. Vì vậy, chiếc cầu dải yếm của cô gái trong bài ca dao không chỉ mềm mại, duyên dáng mà còn chứa chan tình yêu và khát vọng gặp gỡ, kết đôi.

Khát vọng ấy càng mãnh liệt hơn trong những ước muốn:

ước gì anh hóa ra gương,

Để cho em cứ ngày thường em soi.

Ước gì anh hóa ra cơi,

Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.

đây không còn hình ảnh dòng sông ngăn cách nữa, mà sự thôi thúc trong tình yêu đã khiến chàng trai luôn muốn hiện diện bên cuộc đời cô gái bằng những hình ảnh hóa thân bình dị mà rất đẹp. Anh muốn hóa thành chiếc gương soi để cô thấy được vẻ đẹp, giá trị con người mình trong tình yêu của anh. Anh muốn thành chiếc cơi để cô đựng “cau tươi trầu vàng”, đây là cách nói thể hiện mong ước đi đến một cuộc hôn nhân hạnh phúc của chàng trai. Khép lại ao ước của anh là hình ảnh trầu cau như một cái kết đẹp trong mỗi tình yêu. Hình ảnh ấy vừa cho thấy tình yêu chân thành mà anh dành cho cô, lại vừa cho thấy quan niệm của dân gian về tình yêu. Đó là tình yêu phải đi đến hôn nhân.

Như vậy, cả ba bài ca dao trên cùng tô đậm những khát vọng đẹp trong tình yêu của nhân dân ta. Những khát vọng ấy đều gắn liền với bao khao khát chân thành, đắm say, nồng nhiệt; với lòng trân trọng, nâng niu tình yêu và người mình yêu thương.

3. Trong bài ca dao số bôn, các nghệ sĩ dân gian đã mượn hình ảnh chiếc khăn để ẩn dụ cho nỗi nhớ thương người yêu của cô gái:

Khăn thương nhớ ai

Lo vì một nỗi không yên một bề.

Hình thức câu thơ lặp lại “Khăn thương nhớ ai” vừa như một câu tự hỏi lòng mình của cô gái lại vừa như một lời thừa nhận nỗi mong nhớ người yêu đến cồn cào trong lòng của chủ đề trữ tình. Không chỉ vậy, những câu thơ ngắn, kết cấu lặp lại nhằm nhấn mạnh hơn sự dồn dập, chồng chất của nỗi nhớ, của tâm trạng.

Thêm vào đó, hàng loạt những trạng thái của “khăn” như “rơi xuống đất”, “vắt lên vai”, “chùi nước mắt” đã trở thành lời ngỏ cho những cung bậc của nỗi nhớ trong lòng cô gái. Một nỗi nhớ cồn cào đến độ khiến cho lòng người chẳng thể ngủ yên.

Không chỉ vậy, bằng hình ảnh “đèn”, “mắt” tác giả dân gian tiếp tục tô đậm nỗi nhớ. Nỗi nhớ ấy như ngọn đèn không bao giờ tắt, nó soi sáng tâm hồn cô gái suốt đêm trường. Nỗi nhớ ấy đi vào tâm thức của cô, khiến cô thao thức đêm đêm. Có thể nói, nỗi nhớ đã xâm chiếm trọn vẹn tâm hồn cô gái, để cô nhận ra cô đã yêu thương, đã gắn bó với người cô yêu biết nhường nào.

ước gì sông rộng một gang

Khép lại bài ca là một cặp lục bát chuẩn. Ẩn trong cặp lục bát này không còn là nỗi nhớ nữa mà là một nỗi lo phiền. Phải chăng cô lo phiền vì sợ sự mong manh của tình yêu, vì sợ chàng trai không đáp lại hay không xứng đáng với tình yêu và nỗi nhớ của mình? Song chính trong nỗi lo phiền ấy ta vẫn đọc được sự đợi chờ, niềm tin tưởng và hi vọng vào tình yêu của cô.

4. Trong hai bài ca dao còn lại (bài 5, 6), các tác giả dân gian đã mượn những hình ảnh ẩn dụ quen thuộc cây đa, bến nước, con đò để diễn tả tình cảm giữa kẻ ở, người đi. Những ẩn dụ này gắn liền với cuộc sông thôn quê nên mang đến cho ta cảm giác gần gũi, thân thuộc.

đây, cây đa, bến nước là biểu tượng cho kẻ ở, còn con đò là biểu tượng cho người đi. Tuy nhiên, thông điệp ở mỗi bài ca dao lại mỗi khác.

Bài ca dao sô' 5 khẳng định lòng chung thủy, sắt son giữa người đi, kẻ ở.

Cây đa cữ, bến đò xưa

Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.

Hàng loạt các từ ngữ chỉ thời gian “cũ", “xưa”, chỉ không gian “nắng mưa” được sử dụng để gợi lên cái đằng đẵng của thời gian, cái xa ngái của không gian và bao nỗi chua cay của chia li, chờ đợi. Song vượt lên trên tất cả là lời khẳng định “có nghĩa”I “cũng chờ”. Tình nghĩa sắt son đã chiến thắng được thời gian, không gian, nỗi đắng cay khi xa cách. Sự dăng đốì giữa tình của khách bộ hành và nghĩa của cây đa, bến đò đã trở thành lời ngợi ca đẹp nhất của tình người và tình yêu.

Nhưng không phải mọi lời hẹn ước đều thành trăm năm. Đó là những nghịch cảnh trong tình yêu:

Trăm năm đành lỗi hẹn hò,

Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.

Vậy là lời hẹn ước trăm năm không thành. Cây đa, bến cũ vẫn còn đầy nhưng người xưa không còn nữa, tất cả giờ chỉ là kỉ niệm. Cái còn càng gợi cái mất khiến nỗi tiếc nhớ, ngậm ngùi càng lúc càng sâu. Song cái đẹp của câu ca dao lại lạ ở chỗ, người xưa dù lỗi hẹn, có khổ đau nhưng không hề trách móc. Phải chăng vì tình đẹp, nghĩa sâu hay còn vì sự bao dung của lòng người?

5. Sáu bài ca dao trên đã vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát và những biến thể của nó. Với kết cấu đối đáp và những mô tip quen thuộc, những câu ca trên đã khám phá và thể hiện vẻ đẹp phong phú trong đời sống tâm hồn con người Việt Nam.

Bên cạnh đó, bằng thủ pháp ẩn dụ quen thuộc, những bài ca dao trên đã cho thấy yêu thương, tình nghĩa là một truyền thông tình cảm tô't đẹp của dân tộc ta. Truyền thông ấy đã được truyền lại cho các thế hệ sau và trở thành một dòng chảy bất tận trong thi ca dân tộc.

Viết bình luận