Cho các sự kiện sau, hãy phát triển ý để thành một câu chuyện

Cho các sự kiện sau, hãy phát triển ý để thành một câu chuyện:

-Một cậu bé mười tuổi đánh giày cho một ông khách sang trọng bên một quán cà phê.

-Khi trả tiền cho cậu bé, ông khách vô ý đưa đưa tờ hai mươi nghìn thành tờ năm trăm nghìn và vội vã ra xe.

- Cậu bé cầm tiền rồi chợt nhận ra và...

a) Mở bài

- Giới thiệu bân thân và nêu lí do được chứng kiến câu chuyện.

- Giới thiệu ngắn gọn về câu chuyện.

b) Thân bài

- Miêu tả các nhân vật để làm nổi bột đặc điểm của họ: cậu bé đánh giày nghèo khổ, ông khách sang trọng, giàu có.

- Sự việc chính: Khi trả tiền cho cậu bé, ông khách vô ý đưa đưa tờ hai mươi nghìn thành tờ năm trăm nghìn và vội vã ra xe.

- Kể lại thái độ, hành động, lời nói, cách cư xử của cậu bé và vị khách.

+ Cậu bé trở lại tiền thừa cho vị khách hay không?

+ Nếu có, thái độ, hành động của vị khách như thế nào?

• Gợi ý: Cậu bé liền chạy theo, trả lại tiền cho vị khách. Vị khách vui mừng cảm ơn, khen ngợi và tặng thêm tiền cho cậu.

cậu bé đánh giầy

c) Kết bài

- Bày tỏ cảm nghĩ về các nhân vật.

- Từ câu chuyện đó, em rút ra bài học cho bân thân: cần có lòng trung thực.

( Bài tham khảo )

Tôi có một quán cà phê nhỏ xinh nằm trên con phố lớn của thành phố, Từ ngày mở quán, tôi đã được chứng kiến nhiều câu chuyện của nhiều người và nó giúp tôi hiểu được rõ về cuộc sống của người dân nơi đây. Câu chuyện tôi được chứng kiến giữa một cậu bé đánh giày và ông khách sang trọng, giàu có là tôi nhớ nhất. Tôi sẽ kể lợi nó cho các bạn cùng nghe.

Sáng hôm ấy, như mọi ngày, tôi đến quán từ rất sớm và làm các công việc quen thuộc của mình. Khoảng chín giờ sáng, tầm này là quán thưa khách vì mọi người đã bắt đầu vào giờ làm việc rồi. Trong quán chỉ có một đôi nam nữ đang ngồi trò chuyện ở góc quán và một ông khách sang trọng ngồi ở chiếc bàn tròn ngay lối đi vào.
Cũng giống như mọi khi, quán cà phê là nơi mà bọn trẻ đánh giày hay lui tới để chào khách. Một cậu bé chừng mười tuổi, nhìn cậu ta cao và có vẻ hơi gầy gò. Cộu ta xách bộ đồ nghề của mình đến bên ông khách và chắc chắn là mời ông ta đánh giày.

Ông khách vui vẻ đồng ý, cậu bé sung sướng nhộn lấy đôi giày của ông ta. Rồi rất chuyên nghiệp và điệu nghệ, những động tác quẹt xi, đánh bóng đôi giày cứ được cậu ta hoàn thành một cách nhanh chóng. Chả mấy chốc, đôi giày Oa của ông khách đã được làm cho bóng lộn như mới. Cậu ta khẽ đẩy đôi giày vào gần chân ông khách rồi vui vẻ nói: "Của ông hết hai mươi nghìn ạ".

Ông khách gột đầu, ông vừa xỏ giày vào chân thì có điện thoại. Một tay ông bấm điện thoại để nhận cuộc gọi, tay kia vội vã lấy ví và rút nhanh một tờ tiền ra đưa cho cậu bé. Rồi ông nhanh chóng tiến ra xe.

phát triển ý cậu bé đánh giầy

Cậu bé cầm tờ tiền và nhìn xuống, rồi cậu giật mình. Thì ra ông ấy đã đưa nhầm cho cậu một tờ hai mươi nghìn thành tò năm trăm nghìn vậy. Cậu mím chặt môi, đắn đo, lưỡng lự một lát. Tôi hồi hộp chồ xem cậu ấy sẽ làm gì! Tôi cứ nghĩ cậu ta sẽ cất ngay vào túi nhưng không phải... Cậu quà quyết cầm tò tiền chạy theo ông khách ra đến tận cửa. Khi ông vừa ngồi vào trong xe thì cậu tới nơi. Cậu nói: "ông ơi, ông đưa nhầm tiền cho cháu rồi ạ, của ông chỉ hết có hai mươi ngàn thôi."

Ông khách lúc này mới ngẩng lên nhìn cậu bé, trông vẻ mặt ông ta có vẻ như hết sức ngạc nhiên. "Quả là một cậu bé trung thực và đáng quý" - Tôi thầm nghĩ, ông khách mỉm cười nói: "Cảm ơn cháu! Cháu là một cậu bé ngoan, và cháu đáng được thưởng vì điều đó. Đây, ông cho cháu này". Nói rồi, ông đưa cho cậu bé tờ tiền năm trăm nghìn lúc nãy.

Cậu bé liền trả lời: "Số tiền quá lớn! Cháu không nhộn được đâu, thưa ông!", ông khách càng bất ngờ và cảm động hơn, liền rút ra một tờ năm mươi nghìn, bảo: "Vậy ta tặng cháu một chiếc bánh mì thật ngon cho bữa sáng. Cháu cầm số tiền này đi muà giúp ta nhé, vì ta có việc phải đi bây giờ rồi!". Cậu bé nhộn tiền từ ông khách không quên nói lời cảm ơn và hẹn "Khi nào ông có dịp qua đây, xin hãy gọi cháu, cháu sẽ đánh giày miễn phí cho ông ạ!"

Ông khách mỉm cười vui vẻ rồi lái chiếc xe đi, cậu bé còn đứng vẫy tay theo ông một lúc lâu.

Câu chuyện tôi kể cho các bạn nghe chỉ có vậy, nhưng nó đã để lại cho tôi nhiều câm xúc tươi đẹp. Tôi thầm cỏm ơn cậu bé đã cho tôi bài học cảm động về sự trung thực.

Viết bình luận