Cống hiến và hưởng thụ

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Đề mở, đưa ra hai cặp phạm trù đối lập nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau và cách giải quyết mối quan hệ đó thể hiện nhân sinh quan, lẽ sống của mỗi người. Người viết phải nêu rõ, nêu đúng được mối quan hệ đó, thể hiện quan niệm tiến bộ, hướng tới lí tưởng nhưng không cực đoan, có tính thực tế phù hợp với giai đoạn hiện nay.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Con người tồn tại và phát triển trong cộng đồng và cùng với cộng đồng. Trong sự tồn tại và phát triển đó, cuộc sống con người có hai mặt luôn luôn tồn tại song song và có quan hệ chặt chẽ với nhau và con người cũng luôn luôn giải quyết mối quan hệ đó, đó là cống hiến và hưởng thụ. Quan niệm về cống hiến, hưởng thụ và cách giải quyết mối quan hệ đó cùng thể hiện tư tưởng, lối sống của mỗi người và tất nhiên, phải hướng tới quan niệm và cách giải quyết đúng.

Sự hưởng thụ

Trước nhất nói về hưởng thụ, con người sinh ra và lớn lên đã được hưởng thụ nhiều thứ của xã hội từ cái ăn, cái mặc, cái ở đến phương tiện đi lại, điều kiện giáo dục, y tế, an ninh và những sinh hoạt tinh thần khác như văn hóa, nghệ thuật. Có được những cái đó là nhờ sự cống hiến của bao người trong cộng đồng: người nông dân làm ra lúa gạo, người thợ làm ra vải vóc, xe cộ, người thầy giáo dạy học, người bác sĩ chữa bệnh, người công an giữ gìn trật tự, người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật...

Đến lượt mình, con người lại phải cống hiến sức lực, mồ hôi, chất xám để phục vụ mọi người, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. Cống hiến của mỗi người càng tốt, càng nhiều thì xã hội càng mau tiến bộ, mau phát triển và đời sống vật chất và tinh thần nghĩa vụ là sự hưởng thụ của mỗi người càng được tăng lên.

Cống hiến và hưởng thụ, nói chung, với xã hội, là như thế nhưng với từng cá thể người, mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ không đơn giản. Theo nguyên tắc chung thì cống hiến nhiều thì được hưởng thụ nhiều, cống hiến ít thì được hưởng thụ ít nhưng trong xã hội, có những công việc khó khăn gian khổ, không mấy người muốn làm, không thể chỉ lấy hưởng thụ ra để vẫy gọi mà còn phải có yếu tố tinh thần nữa. Vì vậy, xác định tư tưởng về cống hiến và hưởng thụ là điều rất quan trọng.

Về vấn đề này trong xã hội có những luồng tư tưởng khác nhau.

Loại thứ nhất, chỉ muốn hưởng thụ mà không muốn cống hiến, cống hiến ít nhưng lại muốn hưởng thụ nhiều.

Loại thứ hai, yêu cầu hưởng thụ phải thật cân bằng với cống hiến nên trước khi cống hiến đặt ra nhiều điều kiện, nếu không như ý thì không làm.

Loại thứ ba, nghĩ đến cống hiến nhiều hơn hưởng thụ, trước khi hưởng thụ. Những người này biết đặt hưởng thụ trong điều kiện hiện có của xã hội và biết hi sinh một phần hưởng thụ của cá nhân cho tương lai đất nước và khi cần sẵn sàng hi sinh tất cả, lo trước thiên hạ hưởng sau thiên hạ.

Sự cống hiến

Loại thứ nhất, chúng ta gạt sang bên vì đó là tư tưởng cá nhân chủ nghĩa cực đoan, lối sống lười biếng, ỷ lại, làm trì trệ xã hội.

Loại thứ hai phổ biến hơn trong xã hội và cách nghĩ của họ không phải không có lí nhất là trong cơ chế thị trường. Những người quản lí xã hội cần phải tính đến điều này để đảm bảo công bằng xã hội và khuyến khích người ta cống hiến. Nhưng đứng về mặt tư tưởng của từng cá nhân, phải thấy rằng đòi hỏi tuyệt đối sự cân bằng giữa hưởng thụ và cống hiến là không tưởng vì sự đãi ngộ còn tùy thuộc vào điều kiện chung, mức sống chung của xã hội và như trên đã nói, có những công việc, những cống hiến không thể lấy vật chất ra để đo được, để vẫy gọi được.

Về mặt tư tưởng, chúng ta nên hướng theo cách nghĩ, cách sống thứ ba “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc”. Hãy lấy cống hiến làm lẽ sống, hưởng thụ là thứ yếu để hăng hái đi vào những nơi gian khổ nhất, đảm nhiệm những công việc khó khăn nhất, hoàn thành những công việc đó với hiệu quả cao nhất, để có thể cống hiến nhiều nhất cho sự phát triển nhanh chóng của đất nước. Trong quá trình cống hiến đó, chúng ta sẽ có sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt, cả tư tưởng, tâm hồn, vốn sống, kiến thức và năng lực. Xã hội sẽ không quên chúng ta, nhân dân sẽ không quên chúng ta và tiền đồ sẽ mở rộng trước chúng ta.

Hãy nghĩ đến cống hiến nhiều hơn là hưởng thụ. Cống hiến là điều kiện để nâng cao hưởng thụ và có tích cực cống hiến thì mới tạo ra được những khả năng đãi ngộ tốt hơn đối với từng thành viên, có tích cực cống hiến thì con người mới có hạnh phúc và điều kiện tiến bộ vượt bậc.

Học sinh chúng ta khi còn trên ghế nhà trường, chưa cống hiến mà chỉ hưởng thụ không nên đòi hỏi hưởng thụ, mà phải tích cực chuẩn bị cho cống hiến, đó là học, học thật tốt, rèn luyện, tu dưỡng thật tốt.

Hãy phấn đấu trở thành những người sẵn sàng cống hiến nhiều nhất cho Tổ quốc. Ý kiến của anh (chị) về lời khuyên: “Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điêu ta có thể”,, cho nhân dân và khi đó sự hưởng thụ chính đáng sẽ đến với chúng ta và không chỉ là hưởng thụ về vật chất.

Viết bình luận