Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện “ông tổ nghề thêu”. Kể lại từng đoạn của câu chuyện

1. Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện “Ông tổ nghề thêu”

- Đoạn 1: Có thể đặt tên: Niềm say mê học tập; Tuổi nhỏ của Trần Quốc Khái; Kết quả của lòng ham học; Trần Quốc Khái với việc học; Đam mê học tập v.v...

- Đoạn 2: Tài trí hơn người; Học được nghề thêu; Cái khó ló cái khôn.

- Đoạn 3: Trí thông minh...

- Đoạn 4: Vượt qua thử thách; Tài trí và sự thông minh của sứ thần đất Việt; Phục tài...

- Đoạn 5: ông tổ nghề thêu, Truyền dạy nghề thêu...

ông tổ nghề thêu

2. Kể lại câu chuyện

* Đoạn 1:

Thuở nhỏ Trần Quốc Khái rất ham học. Học mọi lúc mọi nơi, ngày học, đêm học, làm việc cũng học. Nhờ vậy mà ông đã đỗ tiến sĩ làm quan to dưới triều nhà Lê.

* Đoạn 2:

Năm ấy, ông đi sứ Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần nước ta, bèn sai dựng một cái lầu cao ngất, mời ông lên chơi, sau đó cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Trên lầu có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ: “Phật trong lòng” và một vò nước.

* Đoạn 3:

Bụng đói cồn cào, ông lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng, phát hiện ra một điều thú vị. Ông bẻ tay pho tượng nếm thử. Quả nhiên, hai bức tượng được nặn bằng bột chè lam. Từ đó ông ung dung ngày hai bữa bẻ dần tượng mà ăn và mày mò quan sát cách thêu và làm lọng.

* Đoạn 4:

Sau khi học được cách thêu và làm lọng, ông tìm đường xuống. Nhìn thấy những con dơi xòe cánh bay đi bay lại như chiếc lá bay, ông liền cầm lọng nhảy xuống đất, bình yên vô sự. Vua Trung Quốc phục tài trí thông minh của ông và mở tiệc tiễn đưa ông về nước.

* Đoạn 5:

Về nước, ông liền dạy cho dân chúng nghề thêu, cách làm lọng. Chẳng bao lâu nghề thêu phát triển lan rộng khắp nơi. Nhân dân tôn ông là “Ông tổ nghề thêu”.

Viết bình luận