Đọc bài văn "Chiếc xe đạp của chú Tư" (SGK trang 150). Tìm các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn trên. Phần thân bài chiếc xe đạp được tả theo trình tự nào? Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào? Tìm lời kể xen lẫn lời miêu t

1. Bài văn Chiếc xe đạp của chứ Tư gồm có 3 phần:

a. Mở bài: Giới thiệu chiếc xe đạp của chú Tư - chiếc xe đạp vừa mới mua: "Trong làng tôi hầu như ai cũng biết... chiếc xe đạp của chú".

b. Thân bài: Từ "Ở xóm vườn... Nó đá đó", tác giả nói về chiếc xe đạp, theo trình tự:

+ Tả bao quát chiếc xe: "Xe đẹp nhất không có chiếc nào bằng".

+ Tả từng bộ phận: Xe màu vàng, vàng láng bóng, tay cầm có gắn hai con bướm bằng thiếc, có khi gắn cả một cành hoa, xe có chuông, chân chồng.

+ Tả hoạt động của chiếc xe: Ngừng đạp xe vẫn chạy ro ro nghe thật êm tai, đưa tay bóp cái chuông kính cong, nó đá đó.

c. Kết bài: Câu cuối "Đám con nít cười rộ, còn chú thì hãnh diện với chiếc xe đạp của mình (nêu thái độ, cảm nghĩ của người chủ xe).

Chiếc xe đạp của chú Tư

2. Tác giả đã quan sát bằng những giác quan:

- Mắt nhìn

- Tai nghe

- Tay sờ (xúc giác)

3. Lời kể chuyện xen lẫn miêu tả. Lời kể nói lên tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe đạp của mình, đó là:

- "Gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi gắn cả một cành hoa".

- "Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên lên lau, phủi sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm. Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt".

- "Đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bay".

- "Chú hãnh diện với chiếc xe của mình".

Những lời kể đó nói lên tình cảm yêu mến và niềm tự hào của chú Tư đối với chiếc xe của mình.

Chiếc xe là niềm kiêu hãnh của chú Tư

4. Lập dàn ý tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.

a. Mở bài: Giới thiệu chiếc áo hiện đang mặc đến lớp.

- Đó là một chiếc áo sơ mi màu trắng - màu đồng phục do nhà trường quy định - mà mẹ đã dẫn em đi chợ nhà lồng thị xã mua cho nhân dịp đầu năm học mới.

b. Thân bài:

+ Tả bao quát chiếc áo (còn mới hay đã cũ, kiểu áo như thế nào, loại vải ra sao, ...).

+ Tả từng bộ phận: thân áo, tay áo, cổ áo...

c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về chiếc áo.

Viết bình luận