Dựa theo bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước

Lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những người dân tộc vĩ đại. Đứng bên cạnh đế quốc phương Bắc hùng mạnh "Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có". (Nguyễn Trãi). Đọc lại văn bản của áng văn Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn và bản hùng văn bất hủ muôn đời Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của tác giả. Chúng ta đã thấy vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc.

Chiếu dời đô ngày nay

Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn là sự tỏ bày ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông vua mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế. Đấy là Thuận Thiên thứ nhất - năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí - một triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà lên đỉnh cao vời vợi. Đây là triều đại hưng thịnh nhất ghi dấu ấn những chiến công và những thành tựu rất quan trọng về văn hóa Phật giáo cho dân tộc.

"Chiếu dời đô" không phải là hành là động ý chí của một người. Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử, Lí Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân, khát vọng của lịch sử dân tộc Việt không chỉ là một nước độc lập. Muốn bảo vệ điều ấy thì non sông, nhân tâm con người phải thu về một mốì. Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh. Muốn vậy, việc đầu tiên là phải tìm một nơi "trung tâm của trời đất" một nơi có thể "rồng cuộn hổ ngồi". Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi "đúng ngôi nam bắc đông tây" lại "nhìn sông dựa núi". Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là "địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng". Thật cảm động, vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc: "Dân khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt". Nơi đây dân sẽ được hưởng no ấm thái bình vì "muôn vật củng rất mực phong phú tốt tươi". Nhà vua đánh giá kinh đô Thăng Long sắp sửa "xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, củng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời".

Trong niềm tin của vua, có một kinh đô như vậy, nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời.

Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta không cần phải sống trong thế phòng thủ, phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù. Chúng ta đủ lớn để mạnh để đưa đất nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc. Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời, là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy!

Chiếu dời đô

Tiếp theo thời đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thủy là vị vua anh minh Lí Thái Tổ, nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công lấp lánh hào khí Đông Á. Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách. Nhưng con người đã được nhân dân Việt Nam thờ và gọi Đức Thánh Trần chính là Trần Quốc Tuấn, tác giả Hịch tướng sĩ. Người anh hùng dân tộc này sở dĩ tên tuổi "muôn đời bất hủ" "lưu danh trong sử sách", là nhờ những chiến công giữ nước tuyệt vời. Trần Hưng Đạo gắn tên mình với Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử. Là người đã bẻ gãy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên- Mông đã làm mưa làm gió trên thế giới.

Nhà quân sự kiệt xuất này có những chiến công hiển hách là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim ý chí của một anh hùng dân tộc.

Nếu Lí Công Uẩn dời đô ở Thăng Long thì Trần Hưng Đạo đã ra lệnh rời bỏ thủ đô để tiến thành kháng chiến. Thật cảm động, khi về lại Thăng Long sau bao nhiêu máu xương đã đổ, vua Trần đã viết:

Xã tắc hai phen bon ngựa đá

Nghỉn năm vạn thuở vững âu vàng.

Đọc Hịch tướng sĩ cứ ngỡ như nghe tiếng nói của cha ông, của non nước. Nó nồng nàn một tinh thần yêu nước, nó biểu hiện một lòng căm thù giặc sâu sắc, một ý chí quyết chiến quyết thắng của quân thù không chỉ là của riêng Trần Hưng Đạo mà là kết tụ trong đó những ý nguyên tình cảm của dân tộc.

Trước tai họa đang đến gần, quân Nguyên - Mông đang lăm le xâm lược lần thứ hai với quy mô chưa từng thây hòng không cho một ngọn cỏ của nước Đại Việt được mọc dưới vó ngựa của 50 vạn quân, Trần Quốc Tuấn đã viết "Hịch" để kêu gọi tướng sĩ một lòng, chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến sông còn.

Trần Quốc Tuấn đau nỗi đau của dân tộc, nhục cái nhục quốc thể. Viết cho tướng sĩ, nhưng ta thấy ông phơi trải tấm lòng mình. Nổi bật nhất là bộc lộ lòng căm thù giặc. Tác giả thật ngứa mắt khi thấy "sứ giặc đi lại nghênh ngang", thật ngứa tai khi chúng "uốn lưỡi cú diều mà sỉ máng triều đình". Tác giả rất khinh bỉ, đã "vật hóa" chúng, gọi là "dê chó" là "hổ đói".

Trần Quốc Tuấn đã ân cần khuyên bảo tướng sĩ không có một lựa chọn khác là phải học binh thư, phải từ bỏ tất cả sự hưởng thụ để rèn luyện võ nghệ, binh mã cho các cuộc chiến rất ác liệt sắp xảy ra.

Thật là hả hê khi chúng ta chiến thắng quân thù. Chưa đánh giặc nhưng cầm quân đã ca khúc khải hoàn chiến thắng "Chẳng những thân ta kiếp này dắc chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền".

Cùng với sông núi muôn đời thái bình bền vững là tên tuổi được lưu danh sử sách. Quả là hạnh phúc biết bao nhiêu!

Qua tâm sự của Trần Quốc Tuấn với mình với các tướng lĩnh, ta thấy tầm vóc vĩ đại của người anh hùng thức ngủ, lo toan, dành hết nhiệt tình và cân- não của mình cho đất nước.

Trần Quốc Tuấn rất hiểu ý nguyện độc lập, tự chủ của dân tộc Đại Việt; rất hiểu lòng dân, lòng người tướng sĩ cho nên những lời gan ruột lo cho đất nước sẽ tạo được sự đồng cảm của đối tượng mà ông muốn thuyết phục. Tấm lòng lo cho đất nước, luôn nghĩ tới sự yên bình cho xã tắc mà dám hi sinh, dám chiến đâ'u là điều mà người đời sau cảm nhận rất rõ trong nhân cách, tài năng, đức độ của Đức Thánh Trần.

Hịch tướng sĩ

Hai người ở hai triều đại khác nhau; ở hai cương vị khác nhau; cống hiến tài năng và tâm sức khác nhau cho đất nước Đại Việt. Dù là ông vua, hay là tiết chế
thống lĩnh các đạo quân; dù là dựng nước hay giữ nước... nhưng con cháu hôm nay đọc lại "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" không khỏi tự hào lãnh đạo anh minh luôn tạo ra những bước chuyển mình có ý nghĩa cho dân tộc cho thời đại.

Con người đẹp nhất Việt Nam thế kỉ XX, là Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định vai trò to lớn của Người với lịch sử Việt Nam hiện đại. Chúng ta đã và đang sống trong thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng. Bác đã dựng nền Cộng hòa cho nước Việt Nam mới. Bác đã cùng con cháu lập nên những kì tích chói ngời. Bác và các vị anh hùng dân tộc khác đang cùng con cháu bước vào thời kì đua đất nước tiến tới phồn vinh.

Trong hạnh phúc hôm nay, chúng ta thầm cảm ơn những tiền nhân đã cống hiến tất cả công sức, tấm lòng dựng nước và giữ nước. Chúng ta cần có những khoảng lặng trong tâm hồn để lắng nghe tiếng nói truyền thống, của quá khứ.

Đêm đèm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

Viết bình luận