Dựa vào đoạn trích, hãy kể lại câu chuyện Yết Kiêu cho bạn bè trong lớp cùng nghe

Mình xin kể lại câu chuyện Yết Kiêu dựa vào đoạn trích kịch cho các bạn cùng nghe nhé.

* Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta. Yết Kiêu xin cha cho đi đánh giặc.

Năm ấy giặc Nguyên đem mấy chục vạn quân ồ ạt tràn sang nước ta. Đi đến đâu chúng giết người cướp của, gây ra không biết bao nhiêu cảnh tang tóc đau thương cho dân lành. Lòng người oán hận ngút trời. Yết Kiêu - một chàng trai đất Việt - nuôi chí giết giặc. Một hôm, chàng quyết định gặp cha nói hết ý định của mình:

- Cha ơi! Cha cho con đi giết giặc báo thù cho nước cho dân. Con không thể ngồi yên nhìn lũ giặc giày xéo quê hương mình được nữa.

Quân Nguyên xâm lược

Người cha tàn tật nằm trên giường vội gượng dậy nhìn đứa con thân yêu của mình khẽ nói:

- Mẹ con mất sớm. Cha bây giờ tàn tật không làm gì được. Mọi việc đều trông cậy vào con.

Nghe cha nói vậy, lòng chàng vô cùng xúc động. Nhưng chàng nghĩ "Nước mất thì nhà tan", nước mắt chàng tuôn ra đẫm đìa hai vạt áo, chàng cố nói trong sự nghẹn ngào.

- Thưa cha! Đấng nam nhi thời loạn, không thể đứng nhìn lũ cướp nước tàn phá quê hương mình, đào mồ đào mả tổ tiên mình. Con sẽ gửi cha lại cho bà con xóm giềng thay con chăm sóc cha. Con quyết ra trận đánh tan lũ giặc cướp nước, giành lại non sông Đại Việt cho dân tộc mình. Ngày chiến thắng con sẽ về lại bên cha, phụng dưỡng cha, làm tròn chữ hiếu.

Đất nước thời loạn

Nghe con bộc lộ quyết tâm, chí hướng của mình, người cha mỉm cười nhìn con nói:

- Con nói như thế là phải lắm. Thôi, con đừng bận tâm gì về cha nữa. ở nhà đã có bà con xóm làng giúp đỡ. Con hãy đi đi làm tròn bổn phận của một đấng nam nhi thời loạn, xứng đáng là một người con của nước Đại Việt chúng ta.

* Đoạn 2: Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Yết Kiêu từ giã cha già, khăn gói lên kinh đô Thăng Long vào yết kiến Đức vua. Gặp chàng trai khỏe mạnh khôi ngô tuấn tú, Nhà vua rất phấn khởi. Nhà vua vui vẻ nói:

- Trong cảnh "dầu sôi lửa bỏng này" mà Đại Việt có được những người con yêu nước thương dân như người thì thật là đại phúc. Trẫm cho ngươi được chọn lấy một loại binh khí để giết giặc.

- Bẩm Hoàng Thượng, thần chỉ xin một cái dùi sắt.

Vua Trần Nhân Tông ngạc nhiên hỏi:

- Cái dùi sắt để làm gì?

- Thưa bệ hạ! Thần dùng để dùi thủng chiến thuyền của giặc, nhận chìm lũ cướp nước xuống đáy sông vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.

Nghe Yết Kiêu trả lời như vậy, Nhà vua rất khâm phục, liền nói tiếp.

- Nhà ngươi là dân thường nhưng lại thật phi thường. Vậy ai dạy ngươi được như thế?

- Muôn tâu Thánh Thượng, người đó là cha thần.

Rồi nhà vua hỏi Yết Kiêu ai đã dạy cho cha chàng, ông chàng... Chàng trai trả lời rành rọt từng câu. Cuối cùng, chàng nói:

- Thưa Đức Vua! Vì căm thù giặc và noi gương các bậc tiền liệt của nước nhà mà ông của thần tự học lấy đấy ạ!

Yết Kiêu

* Đoạn 3: Cha của Yết Kiêu ở nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa hai cha con trước lúc lên đường.

Từ ngày Yết Kiêu ra đi, người cha ở nhà vò võ trông tin con. Tin chiến thắng khắp các mặt trận bay về làm cho người cha tuy đơn chiếc mà không buồn. Ông hồi tưởng lại giờ phút Yết Kiêu từ giã ông để lên đường, nước mắt ông ứa ra, nhưng ông cảm thấy rất vui, rất tự hào về đứa con thân yêu của mình, ông tin rằng, một ngày không xa, đất nước sạch bóng quân xâm lược, Yết Kiêu của ông sẽ về với ông trong ngày đất nước ca khúc khải hoàn chiến thắng.

Viết bình luận