Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân thể hiện qua nhân vật Vợ Tràng

Văn học Việt Nam sau năm 1945 không chỉ giàu tính chiến đấu mà còn giàu tính nhân đạo. Hai tính chất này không tách rời nhau bởi cuộc chiến đấu của dân tộc hơn ba mươi năm nhằm mục đích khẳng định con người, giải phóng con người. Tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân được hoàn thành vào thời gian sau năm 1955, trên cơ sở một bản thảo cũ viết ngay sau Cách mạng tháng Tám. Khoảng cách mười năm giúp Ông thể nghiêm sâu sắc tư tưởng của tác phẩm, qua tác phẩm mà bộc lộ quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình. Ấy là: “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và. bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn vói ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng đến sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai...” (Lời nhà văn). Nhân vật vợ Tràng, không tên tuổi, không lai lịch nhưng lại chính là nhân vât có vai trò, ý nghĩa tích cực trong việc thê’ hiện tư tưởng nhân đạo cao cả của Kim Lân.

Vợ nhặt

Vợ Tràng là nhân vật không có lai lịch, không có gia đình, không có nhà cửa thậm chí một cái tên cũng không có. Cô xuất hiện trong tác phẩm bằng những “tên” gọi khác nhau: “thị”, “cô ả”, “người đàn bà”. Chỉ có bà cụ Tứ nhân hậu xem vợ Tràng là nàng dâu, con dâu và được Tràng gọi là “nhà tôi”. Trước khi về nhà cụ Tứ, cô cùng với mấy chị con gái ngồi vêu ở cửa nhà kho thóc Liên đoàn chờ nhặt hạt rơi, hạt vãi hay ai có công việc nhờ đến thì làm. Trong nạn đói năm âấy, thân phân con người thật rẻ rúng! Đâu chỉ vợ Tràng mới là người không tên, không tuổi, còn biết bao người con gái như thế.

Có thể thấy dụng ý nghệ thuât của Kim Lân khi ông để cho nhân vật của mình không có tên, không rõ lai lịch. Người phụ nữ ấy chỉ là một trong số hàng ngàn, hàng vạn thân phận phụ nữ cùng thời. Do đó, người ấy rất dễ bị lãng quên, ít ai chú ý tới, nhưng với Kim Lân, đó là một sô' phận không thể bỏ qua, một số phận gây nhức nhôi, trăn trở.

Chân dung của vợ Tràng lại là một bức kí họa khác của tự nhiên đặt bên bức chân dung của Tràng với những đường nét thật tai hại cho những người phụ nữ: “Cái ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt... gầy xọp, rách mướp”, “áo quần tả tơi như tổ đỉa”.

Tương đồng với bức chân dung trên là những nét tính cách “đặc biệt” của thị. Thị là người đanh đá, táo bạo tới mức trở nên trơ trẽn. Nghe anh chàng phu xe hò một câu cho đỡ nhọc: “Muốn ăn cơm trắng mấy giò này! Lại đây mà đẩy xe bò với anh nỉ”, thì đã “cong cớn”, “vùng đứng dậy” rồi “ton ton chạy lại” đẩy xe cho Tràng. Gặp lần thứ hai khi .Tràng vừa trả hàng xong, bỗng từ đâu thị “sồn sập chạy đến”. “Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói: _ Điêu! Người thế mà điêu!" Khi thấy Tràng có vẻ dễ bắt nạt, thị tiếp tục cong cớn. Thấy có miếng ăn, hai con mắt thị tức thì sáng lên rồi “thị ngồi sà xuống ăn thật”.

Mỗi lần đọc lại đoạn văn này tôi đều tự hỏi: làm sao mà Kim Lân có thể tả cái đanh đá, cái trơ trẽn của người đàn bà lao động nghèo tài đến thế, sinh động đến thế. Cứ như chị ta đi thẳng từ cuộc đời vào giữa trang vãn mà không hề bị cản ngăn bởi hàng rào chữ nghĩa. Mãi sau này, đọc lời Kim Lân kể rằng thời đó, nhà vãn cũng đã từng cùng vợ từ nhà quê ra Hà Nội bán cám, đẩy xe bò. Tôi dần hiểu, ở đây, Kim Lân đã hội đủ cả hai điều kiện: tài năng văn xuôi và vốn sống. Cái tài, cái tâm của nhà văn là chỗ: ông miêu tả nhân vật vợ Tràng có cong cớn nhưng không nanh nọc, có trơ trẽn nhưng không đĩ thõa. Và cái cong cớn, sưng sỉa, đanh đá, trơ trên kia có thể sinh ra từ dốt nát, đói nghèo, tăm tối chứ tuyệt đối không sinh ra từ cái ác, cái xấu.

Sự đối thay đã đến với người vợ của Tràng. Người đàn bà ấy đến với Tràng trước hết như đến với một chốn có thể nương tựa trong cái thì đói kém. Hiểu như thế nên Kim Lân đã rất tinh khi thi thoảng điểm vào truyện một vài biểu hiện thất vọng thầm kín trước cảnh cùng túng của nhà chồng: một tiếng thở dài cố nén trong “cái ngực gầy lép nhô hẳn lên” trước túp nhà rách nát và rúm ró; cái nhếch cười nhạt nhẽo và nét mặt bần thần khi bước vào nơi ở của anh chàng mới lúc ban nãy còn vỗ túi khoe “rích bố cu”; hai con mắt thoáng tối lại khi được bà lão đon đả mời ăn bát cháo cám. Nhưng không thể không thấy chị ta đã trở thành một người đàn bà khác kể từ khi làm vợ. Trên con đường “dẫn dâu” dài dặc giữa xóm ngụ cư, cái cô nàng cong cớn và trơ trẽn hồi nào bỗng trở nên e dè, ngượng ngập; và có khó chịu lắm trước những sự tò mò trêu cợt thì cũng chỉ dám càu nhàu trong miệng, khẽ đến mức anh chồng đi bên cũng không nghe thấy. So với Tràng, người vợ nhặt đến với cuộc đời nhiều phấp phỏng hơn. Nhưng cả đôi mắt tư lự khi bỡ ngỡ đặt bước chân trên con đường mới, cả cái dáng điệu khép nép ngồi mớm ở mép giường và tiếng chào u lung túng... tất cả những cái đó chỉ làm cho người đàn bà gầy rạc, xám xịt và rách rưởi kia bỗng nhiên có được cái cảm giác của một nàng dâu. Đến chính Tràng cũng còn phải ngạc nhiên trước sự thay đổi của vợ mình: “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”. Cuộc đời éo le và nhân hậu làm sao dưới ngòi bút của Kim Lân. Chị vợ kia chịu đi theo một kẻ đàn ông xấu xí và xa lạ thoạt tiên hình như chỉ để tránh sự cô đơn, sự đói. Vậy mà, đã về đến nhà chồng, cái cảnh đói quay đói quắt xem ra vẫn không tránh được. Nhưng đời đã bất ngờ dành cho chị ta một sự đền bù: Không tránh được đói rách, nhưng chị ta dần dần đã có tình thân, có được tình thương, có được ý thức về bổn phận đối với những con người khác. Ý nghĩa nhân vật vợ Tràng chính là ở chỗ: dù trong túng đói tột cùng thì tình thương, tình thân vẫn cứ quý hơn bát cơm, manh áo, vì chỉ có tình thương chứ không phải bát cơm mới khiến cho cái sinh vật khôn khổ ấy được sống như một con người. Người đàn bà ấy đã sống với bản chất tốt đẹp của mình, của một người phụ nữ Việt Nam.

Vợ Tràng là nhân vật không có lai lịch

Kim Lân đã khắc họa nhân vật người phụ nữ rất điêu luyện. Nhà văn không tập trung miêu tả tâm lí nhân vật để giữ vẻ xa lạ, phù hợp với hoàn cảnh của nhân vật vợ Tràng. Tác giả lại chú trọng khắc họa hành động, cử chỉ, nét mặt của nhân vật để người đọc tự hiểu tâm trạng của người phụ nữ. Chẳng hạn, chi tiết lấy nón che mặt diễn tả tâm trạng xâu hổ vì biết mình là ngườị phụ nữ theo không về nhà chồng; hoặc thị nén một tiếng thở dài kín đáo khi đảo mắt nhìn chung quanh căn nhà của Tràng, rồi chi tiết hai con mắt thị tối sầm lại khi đón nhận bát cháo cám nhưng vẫn thản nhiên đưa vào miệng. Thị đã không nỡ làm mất đi niềm vui tội nghiệp của người mẹ già nua kiạ. Hóa ra người vợ nhặt ấy tuy vô danh mà không vô nghĩa... Nhiều chi tiết nho nhỏ, vụn vặt như thế nhưng đã nói được khá rõ tâm tư, tình cảm của một con người.

Rõ ràng, nhân vật vợ nhặt không phải là nhân vật chính nhưng thiếu nhân vật này truyên sẽ thiếu đi chiều sâu nhân bản.'Người đàn bà này hiện ra không lộng lẫy nhưng gợi lên một sự ấm áp. Chị đã mang đến một làn gió tươi mát cho cuộc sống tối tăm bên bờ cái chết. Có thể thấy cuộc đời Tràng đã bước sang trang mới kể từ khi gặp chị. Để rồi chúng ta tin một tương lai tốt đẹp đang mở ra đối với cả ba nhân vật.

Vai trò của nhân vật vợ Tràng là giúp nhà văn gián tiếp tố cáo một xã hội đã đẩy con người đến sự rẻ rúng, tha hóa về nhân phẩm chỉ vì đói khát. Nhưng cao hơn cả là giá trị nhân đạo mà nhà vãn muốn gửi gắm: trong sự túng đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hi vọng vào ngày mai vẫn còn nhiều điều có thể nói về “Vợ nhặt”. Như về cái vốn liếng ngôn ngữ giàu có và đặc sắc của Kim Lân, cái lô'i viết văn tưởng như dễ dàng mà không dễ phỏng theo, giản dị vô cùng mà sao cứ thấy ánh lên chất hào hoa Kinh Bắc. Như về cách làm cho những tâm trạng kín đáo nhất phải hiện lên qua những cử chỉ mà chỉ cần thiếu đi một chút tinh tế, người ta sẽ bỏ qua... Nhưng cái đọng lại cuối cùng trong tôi vẫn là cách nhìn đời, nhìn người đầy xa xót và thương yêu của nhà vãn, là niềm tin mà dường như ông muốn trao gửi đến tất cả chúng ta qua nhân vật vợ Tràng nói riêng và tác phẩm “Vợ nhặt” nói chung. Và nếu có ai ngờ vực niềm tin cuộc sống ấy ở nhà văn mà cho rằng cuộc đời độc ác, đắng cay không dành một chỗ nào cho niềm hi vọng, thì tôi tin tưởng Kim Lân có thể mượn hai câu thơ của L.Aragông để đáp lời:

“Các anh có thể tin hay không điều tôi nói

Tôi đã khổ dau nên có đủ quyền...”

Viết bình luận