Giới thiệu khái quát về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến

Nhà thơ Quang Dũng tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại Phượng Trì (Phùng), huyện Đan Phượng, nay thuộc thành phố Hà Nội, mất ngày 13-10-1988 tại Hà Nội. Quang Dũng làm thơ, viết văn và có vẽ tranh. Ông tùng là một chiến sĩ của binh đoàn Tây Tiến - một đơn vị được thành lập năm 1947, hoạt động chủ yếu ở vùng rừng thiêng nước độc của Tây Bắc. Chiến binh Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, có nhiều trí thức như Quang Dũng. Sống và chiến đấu trong một điều kiện vô cùng thiếu thốn và gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội nhưng chiến sĩ Tây Tiến vẫn rất can trường, vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. Khi chuyển sang đơn vị khác công tác, nhớ về đơn vị cũ cùng những đồng đội đã từng cùng chiến đấu, nhà thơ đã xúc động mà viết lên Nhớ Tây Tiến, sau nhà thơ đổi thành Tây Tiến.

Bài thơ Tây tiến

Tây Tien thể hiện một đề tài khá quen thuộc và đã rất thành công của văn học kháng chiến, đó là đề tài về người lính, nhưng Tây Tiến của Quang Dũng lại có một nội dung mới lạ và nghệ thuật đặc sắc. Văn học kháng chiến chống Pháp đã tạo nên những tượng đài nghệ thuật vô cùng cao đẹp về anh bộ đôi Cụ Hồ bằng nguồn cảm hứng lãng mạn cách mạng:

Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá ngụy trang reo với gió đèo

Với việc sử dụng bút pháp vừa lãng mạn, vừa hiện thực, nhà thơ đã vừa phản ánh chân thực những gian khổ, khó khăn mà những chiến binh Tây Tiến đã trải qua, vừa thể hiện được nét riêng của người chiến binh Tây Tiến.

Bài thơ Tây Tiến thế hiện nội dung hiện thực chân thực, chi tiết: qua hồi ức của nhân vật trữ tình cuộc sống gian khổ của chiến sĩ Tây Tiến được thể hiện rõ (địa hình hiểm trở, rừng thiêng nước độc, thiếu thốn, sốt rét hoàn hành, hy sinh...) và cuộc sống vui vẻ ấm áp tình quân dân (đêm hội liên hoan, những bản làng...). Quang Dũng đã nói được điều mà rất nhiều nhà thơ lúc bấy giờ không dám nói thật. Hiện thực ấy được thể hiện bởi cảm hứng lãng mạn mang đậm tính sử thi.

Hình tượng người lính Tây Tiến là một hình tượng đẹp về người lính cụ Hồ: anh hùng, hiền ngang đối diện với mọi gian nan bằng một tinh thần lạc quan, lãng mạn hào hoa..

Bài thơ là sự kết hợp thành công bút pháp hiện thực và trữ tình sử thi. Hiện thực gian khổ và sự hiên ngang, lạc quan của người chiến binh Tây Tiến được lồng trong một mạch cảm xúc. Sự hoà trộn và đan xen giũa hiện thực và lãng mạn đã tạo nên nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Viết bình luận