Giới thiệu sơ lược về M. Sô - lô - khốp và đoạn trích Số phận con người
M. Sô-lô-khốp (1905 - 1984) là nhà văn vô sản Nga; tiểu thuyết nổi tiếng: Sông Đông êm đềm. Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở trấn Viroxenxkaia, một địa phương ở vùng thảo nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rôxtôp của Liên Xô. Nhà văn được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1939) và được giải thưởng Nôben về văn học (1965). Từng tham gia cách mạng, từng khoác áo lính với tư cách là một phóng viên, nhà văn có nhiều tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống và chiến đấu của nhân dân và những người lính Hồng quân. Truyện ngắn Số phận con người (1956) là một trong những thành tựu xuất sắc của Sô-lô-khốp nhưng năm sau chiến tranh. Qua cuộc đời và số phận của hai nhân vật thuộc hai thế hệ trong và sau chiến tranh, Xô-cô-lốp và Va-ni-a, nhà văn đã viết lên bản cáo trạng lên án chiến tranh, đồng thời ca ngợi những con người chân chính.
Số phận bi kịch của Xô-cô-lốp là kết quả của cuộc chiến tranh do bọn phát xít gây ra, cả Xô-cô-lốp và Va-ni-a sống sót sau cuộc chiến với một nỗi đau thương không thể nào giảm nhẹ. Xô-cô-lốp mất vợ con, Va-ni-a mất cha mẹ. Hai số phận cô đơn cùng lang thang kiếm sống và họ đã nương tựa vào nhau. Qua cuộc gặp gỡ này, nhà văn đã thể hiện thái độ tố cáo chiến tranh (chiến tranh đã huỷ hoại con người, Xô-cô-lốp trở về với nỗi mất mát lớn, anh rệu rã và đau khổ tưởng chừng không thể chịu đựng nổi, lang thang để tồn tại nhưng anh vẫn là con người chân chính) đồng thời thể hiện sự đồng cảm, tình yêu thương và lòng nhân hậu.
Qua tác phẩm, tác giả cũng thể hiện tấn bi kịch của con người, nạn nhân của chiến tranh, đồng thời ngợi ca nhân cách và sự kiên trung của tính cách Nga
Viết bình luận