Hình tượng người phụ nữ gợi cho anh (chị) nhiều suy nghĩ nhất trong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, vợ nhặt của Kim Lân, Một người Hà Nội của Nguyễn Khải và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Văn học trước, trong và sau các cuộc chiến tranh của dân tộc có đề cập nhiều đến hình tượng người phụ nữ. Các tác phẩm “Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài, “Vợ nhặt” của Kim Lân, “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải và “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đều là những tác phẩm viết khá hay về hình tượng người phụ nữ Việt Nam. Mỗi nhà vãn đặt lăng kính nghệ thuật của mình ở một hướng khác nhau khi xây dựng hình tượng nhưng nhân vật của họ đã để lại ấn tượng khó phai mờ trong lòng bạn đọc. Riêng tôi, hình tượng người phụ nữ khiến tôi luôn trăn trở sau khi đọc các tác phẩm trên là nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải, ông đã viết bằng sự trải nghiệm của chính mình, một người gắn bó với Hà Nội, am hiểu sâu sắc nếp sông thanh lịch Tràng An.

Quan niệm về tình yêu và hôn nhân của bà cũng thật đặc biệt

Cùng viết về người phụ nữ nhưng nhân vật chị Đào trong tác phẩm “Mùa Lạc” được nhà văn viết vào những năm 58 - 60 được lí giải hoàn toàn khác so với nhân vật bà Hiền trong “Một người Hà Nội. Nhân vật Đào là con người hòa nhập vào hoàn cảnh cuộc sống mới, vượt qua những mặc cảm thân phận, lột xác hồi sinh, từng bước hòa nhập với cộng đồng. Còn ở “Một người Hà Nội”, bà Hiền xuất hiện trong tác phẩm là một người dường như không dính dáng đến những biến động chính trị nhưng vẫn chịu sự tác động của môi trường. Đặt vào bô'i cảnh đầy biến động của lịch sử, người phụ nữ ấy vẫn giữ nếp nhà như một cách ứng xử “dĩ bất biến ứng vạn biến”, giữ vẹn cốt cách người Hà Nội.

Cùng với thời gian, sự lịch lãm dường như đã tích tụ thành tinh hoa ở con người Hà thành này. Con người trong tác phẩm không nhẹ dạ, cả tin, xốc nổi, sống theo phong trào và cũng không quay lưng lại với xã hội; sông một cách tỉnh táo, cân nhắc.

Nguyễn Khải đã lí giải tính cách đặc biệt của bà Hiền từ gốc gác gia đình, miêu tả một cách tỉ mẩn từ nếp ăn, ở, sinh hoạt mang theo phong thái, kiểu cách sang trọng, luôn đề cao nếp nhà. Nhân vật có lý lịch phức tạp: vừa phong kiến, vừa có hơi hướng tư sản. Nếu xét theo tiêu chí thành phần thì bà Hiền lại có gốc gác lao động mà nên, mà giàu có một cách lương thiện. Một lí lịch khiến con cháu trong nhà cũng coi bà là tư sản, một thành phần cẩn phải lánh xa trong xã hội mới nếu không muốn chuốc lấy phiền toái.

Quan niệm về tình yêu và hôn nhân của bà cũng thật đặc biệt. Một nhân vật đã từng giao du với giới văn nghệ sĩ Hà thành nổi tiếng lịch lãm và tài hoa từ khi còn trẻ, đến lúc lập gia đình lại gắn cuộc đời với một ông giáo tiểu học, âu cũng là sự khấc lạ tròng tính cách.

Bà Hiền là kiểu người hoàn toàn không thích hợp với dòng văn học ca ngợi cuộc sống mới, con người mới trước kia, nhưng hoàn toàn không phải một loại nhân vật trở thành đối tượng phê phán của Nguyễn Khải như “cái thời lãng mạn”.

Sống trong môi trường xã hội mới, khi những làn sóng quy chụp lý lịch thành phần, sự đề cao đấu tranh giai cấp luôn là nỗi ám ảnh, tác động vào những người trong gia đình: “Ăn cốt để sống, dể làm việc, hay hớm gì cái thứ lễ nghi rườm rà của... giai cấp tư sản”, “đã là tư sản thì không thể tin cậy được” thì bà vẫn sống một cách đàng hoàng, sang trọng. Bởi bà tin tưởng: “Tao có bộ mặt tư sản, một cách sống rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được”. Đó là thái độ bình thản trước hoàn cảnh, bất chấp mọi sự nghi kị, thành kiến.

Không hẳn mọi tính cách Hà Nội đều là những giá trị, nhưng nhà văn đã khai thác vào môi quan hệ con người hoàn cảnh theo một cách nhìn mới, không ngần ngại chỉ ra những nét ấu trĩ trong quan niệm một thời. Chẳng hạn, cách thích nghi hoàn cảnh, chế độ mới, từ chồng với con bà Hiền đều gọi “dồng chí” với người cháu đến thăm nhà. Hay cái thái độ ứng xử nhằm “thích ứng” của bà Hiền cũng được diễn tả một cách rõ ràng và táo bạo: “Chế độ này không thích cá nhăn làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn, thiếu một chút càng hay, thiếu ăn là vinh chứ không lù nhục, nên tao cũng chỉ cần đủ ăn”. Những câu văn như thế trong “Một người Hà Nội” là minh chứng cho sự thay đổi trong quan niệm về con người, một xu hướng nói thẳng, nói thật của văn học thời kì đổi mới, mà cách nhìn như vậy, trước kia dễ bị các nhà phê bình quy chụp cho là “mất lập trường”.

Nhân vật bà Hiền là một mẫu hình của người Hà Nội với tất cả sự lịch lãm, khôn ngoan nhưng không đến nỗi lạnh lùng, duy lý: “Mọi sự mọi việc đều dược các bà ấy tính toán trước cả. Và luôn tính đúng vì không có lòng tự ái, sự ganh đua, tính thời thượng chen vô. Không có cả sự lãng mạn hay mơ mộng vớ vẩn. Đã tính là làm, đã làm là không them để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ”. Đó là cách sống biết rõ giá trị và khả năng của mình nhưng không phải là lối sống ích kỉ, bo bo vun vén cho riêng mình theo chủ nghĩa cá nhân tư sản hoàn toàn.

Hình tượng nhân vật bà Hiền thực sự có ý nghĩa khi được đặt trong những giờ phút trọng đại, có ý nghĩa sống còn với dân tộc để người đọc biết đến một sự thực tâm hồn những người mẹ trong thời chiến tranh. Trong văn học trước 1975, nhìn chung những hoàn cảnh tiễn người thân ra trận sẽ được khai thác tập trung vào cảm hứng sử thi, ca ngợi hình ảnh người ra đi tươi vui, người ở nhà tin tưởng với lời hẹn trở về trong chiến thắng vinh quang. Nguyễn Khải đã không đi theo con đường mòn ấy mà cho chúng ta thấy sự thật về con người trong thời chiến. Người mẹ ấy đã chấp nhận cho đứa con đầu ra mặt trận trong một tâm trạng thật đặc biệt. Khi người cháu hỏi: “Cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ?” Bà đã hói ra sự thật: “Tao đau đồn mà bàng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi củng là biết tự trọng”. Xét cho cùng, đó cũng là lòng tự trọng của người mẹ, của một người ý thức rõ trách nhiệm công dân của mình trong thời điểm “những năm đất nước có chung một tâm hồn, một gương mặt”. Không chỉ có vậy, cả người con trai thứ hai hừng hực khí thế thanh niên thời đại đòi lên đường, bà cũng có một cách ứng xử thể hiện rõ phẩm cách một người mẹ hiểu rõ tâm tư thế hệ con cháu: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, củng là một cách giết chết nó”. Nhà văn không chỉ khai thác hình tượng người phụ nữ, người mẹ thời chiến dưới một góc nhìn mới mà còn cho chúng ta thấy dự ảnh hưởng, lan truyền thế hệ, khi niềm tự hào dân tộc đã hòa quyện nếp nhà để những đưá con sông xứng đáng với niềm tự hào của mẹ.

Vợ chồng A Phủ

Bà Hiền đã giữ nếp nhà bất di bất dịch suô't một đời người. Đó thực chất là cái mà nhà văn từng tâm niệm: “Nói cho cùng, để sống dược hàng ngày, tắt nhiên phải dựa vào những giá trị tức thời. Nhưng sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách, nhất định phải dựa vào những giá trị bền vững”. Hình tượng người phụ nữ trong “Một người Hà Nội” của nhà văn đã kết tụ tầng sâu văn hóa đất kinh kì xưa cũng như những giá trị văn hóa bền vững. Ngay cả khi cơn lốc dữ dội của nền kinh tế thị trường làm xói mòn đi những nếp sông của Hà Nội ngàn năm văn vật thì cũng không thể làm lay chuyển ý thức những con người luôn tin vào giá trị bền vững của Hà Nội.

Qua hình tượng nhân vật người phụ nữ Hà Nội, bà Hiền, Nguyễn Khải đã đề cao nét đẹp văn hóa Hà Nội ẩn chứa bên trong mỗi con người ở mảnh đất ngàn năm văn vật này. Từ lời ăn tiếng nói, cách giáo dục con cháu đều thể hiện sự nền nã, nghiêm khắc: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách di dứng nổi năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng (...) Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống sao thì tùy” đến cách sống biết tổ chức trật tự và làm sang trọng con người. Từ ãn, mặc, hàng ngày đến những thú chơi tỉ mẩn như gọt củ thủy tiên đón giao thừa của người Hà Nội xưa từrig được Nguyễn Tuân ca ngợi.

Bà Hiền không chỉ là biểu tượng của một thời vàng son đã qua của Hà Nội mà còn là hiện thân của văn hóa Tràng An mãi đứng vững trong sự đảo điên của thường nhật. Để đi đến sự nhận diện tính cách bà Hiền có tiêu biểu cho tính cách người Hà Nội gốc hay không sẽ còn những điều phải bàn cãi. Nhưng có thể khẳng định: “Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn luôn là thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế, thời nào nó củng đẹp, một vẻ dẹp riêng cho một lứa tuổi”.

Mong muốn nhân văn của Nguyễn Khải khi xây dựng hình tượng người phụ nữ Hà Nội xưa là: ước ao những giá trị văn hóa bền vững ở nhân vật sẽ hóa thân vào hiện tại: “Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như bà chết đi thật tiếc, một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh dâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng”.

Hình tượng người phụ nữ đất kinh kỳ xưa đã để lại dấu ấn đậm nét trong tâm trí bạn đọc, đặc biệt là những người Hà Nội trong thời kì mới. Ta thực sự choáng váng với những thay đổi hôm nay mỗi khi đọc lại “Một người Hà Nội”. Những hạt bụi vàng lấp lánh mà Nguyễn Khải tin tưởng sẽ chói sáng mãi là lời nhắc nhở nhức nhôi với thế hệ hôm nay. Phải làm gì để giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của một người Hà Nội? Câu trả lời phụ thuộc vào chính chúng ta!

Viết bình luận