Kể lại chuyện mà em đã nghe hoặc đã đọc về một người có tài

Em đã đọc rất nhiều chuyện viết về người tài giỏi. Trong số đó, em thích nhất câu chuyện Bốn anh tài của sách Tiếng Việt 4 tập 2. Sau đây, em xin kể lại cho các bạn cùng nghe.

Câu chuyện Bốn anh tài 

Chuyên kể về bốn người anh hùng nhỏ tuổi người Tày nhưng tài giỏi. Đó là Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng. Bốn người người họ đã tập hợp nhau lại để cùng giệt trừ yêu tinh, đem lại hạnh phúc cho buôn làng.

Cẩu Khây là mới chỉ 10 tuổi nhưng sức khoẻ phi thường, tinh thông võ nghệ. Thấy yêu quái hoành hành trong bản thì không chịu được, cậu quyết chí ra đi diệt trừ yêu tinh. Trên đường đi, Cẩu Khây đã khơi gợi tinh thần nghĩa hiệp của ba người tài giỏi khác cùng đi với mình. Mỗi người họ đều có tài riêng rất độc đáo. Nắm Tay Đóng Cọc thân hình vạm vỡ, có thể dùng tay đóng cọc, đắp đập dẫn nước vào ruộng. Mỗi quả đâm của cậu giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay.

Nắm tay đóng cọc thân hình vạm vỡ 

Lấy Tai Tát Nước thì có khả năng dùng vành tai của mình tát nước từ suối lên ruộng nhanh thoăn thoắt. Còn Móng Tay Đục Máng có thể dùng móng tay của mình đục gốc thành lòng máng vừa to vừa rộng, đưa nước vào ruộng rất nhanh. Bốn người họ kết nghĩa anh em và quyết chí đến chỗ yêu tinh ở để diệt trừ nó.

Yêu tinh thân hình cao lớn, lưỡi dài như quả núc nắc, mắt xanh lè, trợn trừng. Đặc biệt nó rất thích ăn thịt trẻ con. Ngửi thấy mùi của bốn anh em, nó xông tới định ăn thịt. Nhưng ngay lập tức, Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gẫy hết răng. Chưa hoàn hồn, nó lại bị quật túi bụi bởi một cây cổ thụ lớn trong tay cẩu Khây. Yêu tinh đau quá, kêu rú lên khiến gió bão nổi ầm ầm, trời đất tối sầm lại. Yêu Tinh chạy đến chân thung lũng thì dừng lại, phun nước như mưa làm ngập cả cánh đồng nơi bốn anh em đang đứng. Không hề nao núng, Nắm Tay Đóng Cọc trổ tài be bờ ngăn nước lũ, Lấy Tai Tát Nước tát nước qua núi cao, Móng Tay Đục Máng thì ngả cây khoét máng, khơi dòng cho nước chảy đi. Chỉ một lúc, mặt đất lại khô cạn, Yêu tinh túng thế phải chịu thua. Từ đó, bản làng của họ lại đông vui, yên ổn.

Câu chuyện em kể đến đây là hết.

Viết bình luận