Lập dàn ý để phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu

I. TÁC GIẢ

- Sinh năm 1930 - mất năm 1989. Quê ở Nghệ An.

- Năm 1950 gia nhập quân đội, chiến đấu ở vùng địch hậu đồng bằng Bắc Bộ.

- Là nhà văn quân đội, bắt đầu cầm bút từ năm 1954.

- Thành công trên cả hai lĩnh vực tiểu thuyết và truyện ngắn - Cũng là cây bút viết tiểu luận xuất sắc.

- Thường viết về đề tài chiến tranh, quan tâm khám phá, phát hiện "chất ngọc trong chiều sâu tâm hồn con người". Sáng tác mang đậm chất trữ tình, cảm hứng lãng mạn, anh hùng ca.

- Là nhà văn có trách nhiệm đối với ngòi bút của mình, có nhiều nỗ lực tìm tòi con đường đổi mới cho văn học.

- Tác phẩm tiêu biểu: Những vùng trời khác nhau (1970), Dấu chân người lính (1972), Bến quê (1985), Phiên chợ Giát, cỏ lau (in sau khi mất).

Là nhà văn tiên phong trong công cuộc đổi mới. Là cây bút văn xuôi khá tiêu biểu cho phong cách sáng tác văn xuôi của văn học Việt Nam 1945 - 1975.

Mảnh trăng cuối rừng

II. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC - CHỦ ĐỀ

- Hoàn cảnh sáng tác:

- Vào những năm đầu chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ ở miền Bắc. Được in trong tuyển tập Những vùng trời khác nhau (1970).

- Lúc đầu truyện có tên là Mảnh trăng - Khi đưa vào Những vùng trời, khác nhau, tác giả đã sửa thành Mảnh trăng cuối rừng.

- Chủ đề:

- Thông qua câu chuyện tình cảm của Lãm và Nguyệt, nhà văn đã ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng và vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước.

III. TÓM TẮT TÁC PHẨM (HS tự tóm tắt)

IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NHÂN VẬT

1. Nguyệt

- Cô công nhân giao thông, đang công tác ở ngầm Đá Xanh. Công việc của cô là phá đá, mở đường, san lấp đường, bảo đảm an toàn cho xe đưa hàng ra mặt trận.

- Là một cô gái xinh đẹp, sống có lí tưởng cao đẹp.

- Đẹp về ngoại hình:

- Với gót chân hồng hồng, sạch sẽ, thân hình mảnh mai, mái tóc dày, tết thành hai dải, mặc áo xanh chít hông, tay khoác chiếc làn và chiếc nón trắng, khuôn mặt cô dưới ánh trăng "tươi mát ngời lèn và đẹp lạ thường".

- Chị Tính đã chọn Nguyệt cho cậu em trai của mình. Lá thư nào cũng kể và khen Nguyệt hết lời: "Lại xinh đẹp hơn trước".

- Đẹp cả về nhân cách, tâm hồn:

- Nguyệt vốn là một cô học sinh miền xuôi vừa rời ghế nhà trường đã tình nguyện đến với miền Tây để lao động, góp phần dựng xây đất nước, rất nhạy cảm, biết yêu quí trân trọng những người sống có lí tưởng.

- Là niềm mơ ước của bao chàng trai: "Khối anh đã ngỏ lời cầu hôn", "có bao nhiêu người hỏi".

Cô là hiện thân của vẻ đẹp tinh khiết, trẻ trung và tươi sáng.

- Là một cô gái dũng cảm, biết sống vì người khác, có tinh thần trảch nhiệm cao:

- Cô đã từng có mặt trên những mỏm núi cao để lấy đá về xây dựng cây cầu.

- Trong chiến đấu, cô đã chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, bình tĩnh, tự tin của một con người dày dạn kinh nghiệm: chỉ là người đi nhờ xe, nhưng cô đã chủ động, tình nguyện giúp Lãm lái xe trên những chặng đường khó đi, gặp máy bay bắn phá: đứng bám vào cửa xe hướng dẫn, chỉ đường cho Lãm. Có lúc, xuống xe "xi nhan" đường, làm cọc tiêu cho Lãm lái xe theo, lội phăng sang bên kia bờ để cột dây tời giúp Lãm kéo xe qua ngầm. Khi máy bay ập tới, đẩy Lãm vào một cái khe sâu giữa hai gốc cây còn mình thì đứng bên ngoài, nhận phần nguy hiểm về mình; cùng Lãm đưa xe vượt qua cả một chặng đường dài nguy hiểm "máy bay quần sát, quây tròn như xay lúa", "đạn 20 li đỏ lừ"... để đến nơi an toàn. Bị thương, máu loang đỏ cả cánh tay, cô vẫn bình thản tiếp tục công việc, vẫn tươi cười. Nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ của hậu phương đối với chiến trường "anh cứ nấp đó, anh bị thương thì xe cũng không còn".

- Trong cuộc sống, Nguyệt lại là một cô gái có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm, biết sống và hi sinh vì người khác:

- Cô thực sự áy náy khi con đường khó đi bởi những hố bom.

- Là người "khó khăn không bỗ bạn".

- Là một cô gái có tình yêu trong sáng và có một niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống.

- Tình yêu của Nguyệt đối với Lãm: Là một tình yêu rất đẹp, trong sáng, cao thượng và lãng mạn. Tình yêu của Nguyệt thật khác thường: Yêu một người chữa hề biết mặt, chưa một bức thừ, một lời cầu hôn, hứă hẹn. Nguyệt đã yêu qua sự mai mối, sắp đặt, qua lời kể về đứa em trai của chị Tính và thủy chung chờ đợi Lãm, khước từ tất cả mọi lời cầu hôn.

Tình yêu của Nguyệt là một tình yêu rất trong sáng, vị tha, cao thượng, và là sợi chỉ xanh óng ánh bất diệt trong tâm hồn.

Đẹp nhất ở Nguyệt vẫn là niềm tin mãnh liệt vào con người, tình yêu và cuộc sống. Nguyệt yêu Lãm và thủy chung chờ đợi bởi Nguyệt có một niềm tin mãnh liệt. Nguyệt tin vào Lãm, một con người có lẽ sống cao đẹp, sẽ không bao giờ là một con người tầm thường; con người ấy sẽ là một con người có tâm hồn và tình yêu cao đẹp.

Đánh giá:

- Ý nghĩa:

- Là hình ảnh tiêu biểu cho lớp nữ thanh niên thời chống Mĩ, cho vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu trong sáng, phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong cuộc đấu tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Là mẫu người lí tưởng, chứa đựng phẩm chất cao quí.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Tài hoa với bút pháp thi vị hóa triệt để nhân vật của mình.

- Nhà văn không trực tiếp miêu tả nhân vật mà để cho nhân vật hiện dần lên qua sự cảm nhận của một nhân vật khác với tất cả vẻ đẹp ngoại hình cũng như nội tâm. vẻ đẹp của Nguyệt là vẻ đẹp mang tính phát hiện, càng nhìn lâu, càng tiếp xúc, sống gần lại càng phát hiện ra nhiều vẻ đẹp "hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người".

- Xây dựng tình huống truyện: Tình cờ đi chung một chuyến xe, cùng một hướng, cùng một mục đích, đã chia sẻ những gian lao, nguy hiểm, khi chia tay đều có tình cảm với nhau mà vẫn chưa nhận ra nhau.

Câu chuyện thêm hấp dẫn, lí thú.

- Cùng với Nguyệt, hình ảnh trăng và màu xanh luôn đồng hành, gắn liền với nhân vật, làm tôn thêm vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, tuyệt vời của cái đẹp.

- Qua nhân vật Nguyệt, Nguyễn Minh Châu đã bày tỏ lòng yêu mến, cảm phục, trân trọng, ngợi ca những người phụ nữ đã âm thầm hiến dâng tuổi trẻ, tình yêu, sự sống của mình cho To quốc, đất nước.

Tấm lòng của nhà vãn, giá trị lớn lao của tác phẩm.

Lãm và Nguyệt

2. Lãm

- Là một thanh niên sống có lí tưởng cao đẹp: Anh đã từng trốn nhà đi tuyển bộ đội. Khi hết nghĩa vụ, anh xuất ngũ. Chiến tranh bùng nổ, giặc Mĩ đem máy bay bắn phá miền Bắc, anh lại tái nhập ngũ. Trở thành người chiến sĩ lái xe, làm nhiệm vụ chở hàng ra tiền tiêu.

- Là người chiến sĩ dũng cảm, ngoan cường, hết lòng vì tiền tuyến, vì cuộc kháng chiến, có tinh thần trách nhiệm rất cao. Thường đảm nhận một mình một đầu xe. Khi gặp máy bay Mĩ đánh phá, anh đã rời chỗ nấp an toàn, ra dập tắt lửa cứu xe, cứu hàng. Lái xe vượt qua tọa độ nguy hiểm ngay khi máy bay quần sát, quây tròn như xay lúa trên đầu, đạn 20 li bắn đỏ lừ, rát cả mặt. Không đèn đóm, cứ theo lời Nguyệt, bóng Nguyệt mà lái xe đi vượt qua hố bom, dốc cua, ngả quẹo, đưa xe đến nơi an toàn.

- Có tâm hồn cao đẹp, biết yêu cái đẹp, sống vì người khác: vẻ bề ngoài tưởng chừng như khô khan, kho tính. Song càng tiếp xúc, càng bộc lộ một tâm hồn cao đẹp, nhân hậu. Khi tận mắt nhận ra vẻ đẹp thanh khiêt, trong sáng của Nguyệt, Lãm đã vồn vã mời lên buồng lái. Càng qua thử thách của chặng đường, nét đẹp của Nguyệt càng được bộc lộ rõ dần khiến Lãm thực sự khâm phục và dậy lên một tình yêu mê muội. Khi Nguyệt bị thương. Lãm thực sự lo lắng va áy náy, anh đa băng bó vết thương cho cô và đề nghị đưa cô về đơn vị.

Đánh giá:

Là hình ảnh tiêu biểu cho người thanh niên thời chiến nhiệt tình yêu nước, lẽ sống cao đẹp, anh hùng.

* Cả hai nhân vật Lãm và Nguyệt đều là những hình ảnh đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đánh Mĩ.

Viết bình luận