Lập dàn ý phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

DÀN Ý

I. TÁC GIẢ

- Tên thật là Nguyễn Hữu Báu, sinh năm 1932, quê ở Quảng Nam.

- Các bút danh: Nguyên Ngọc (thời kì đầu hòa bình), Nguyễn Trung Thành (kháng chiến chống Mĩ)?

- 1950 gia nhập quân đội, 1954 tập kết ra Bắc, 1952 trở vào Nam.

- Là nhà văn quân đội. Trong hai cuộc kháng chiến (chống Pháp và Mĩ), hoạt động chủ yếu ở chiến trường Tây Nguyên và Liên Khu V, gắn bó với con người và cuộc sống của miền đất này.

- Tác phẩm chính: Đất nước đứng lên (1955), Mạch nước ngầm (1960), Rừng xà nu (1965), Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969).

II. TÓM TẮT TẮC PHẨM

III. CHỦ ĐỀ

Thông qua câu chuyện về cuộc đời Tnú, truyện ngắn ca ngợi sức sống, tinh thần đấu tranh quật cường của dân làng Xô-man nói riêng và các dân tộc Tây Nguyên nói chung.

IV. ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA CÁC NHÂN VẬT

1. Tnú

Tnú

- Là một thanh niên gan góc, dũng cảm, kiên cường.

- Người trai làng Xô-man, đi lực lượng đã ba năm, được về phép thăm làng một đêm.

+ Từ nhỏ đã cùng Mai đi tiếp tế nuôi cán bộ và làm liên lạc cho cán bộ Quyết, dù biết có thể bị giặc bắt, giết như anh Xút, bà Nhàn.

+ Đi đưa thư xé rừng mà đi, chọn con thác dữ mà vượt (vì nghĩ chỗ đó giặc không ngờ tới).

+ Học chữ chậm giận mình, đập bể bảng, bỏ ra bờ suối ngồi một mình, lấy đá đập vào đầu.

+ Bị giặc bắt, tra tấn vẫn kiên quyết không chịu khai, tìm cách vượt ngục.

+ Tiếp tục cùng thanh niên mài giáo mác, chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu mới ác liệt, dữ dội hơn.

+ Xông ra cứu vợ con khi chỉ có hai bàn tay trắng.

+ Bị giặc tẩm nhựa xà nu, đốt mười đầu ngón tay không kêu la, cắn chặt môi đến bật máu.

- Là một con người giàu ý chí nghị lực, biết vượt lên nỗi đau gia đình, bi kịch của cá nhân để sống đẹp, sống đúng, sống có ý nghĩa.

+ Từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, được dân làng cưu mang, đùm bọc. Khi mới chỉ là một đứa trẻ, Tnú đã biết chọn cho mình một cuộc sống có ý nghĩa: Theo cụ Mết, theo gương những người dân Xô-man yêu làng, yêu nước đi nuôi cán bộ.

+ Phải tận mắt chứng kiến cảnh vợ con bị đánh đập tàn ác cho đến chết mà không thể che chở, bảo vệ, cứu được vợ con.

+ Bản thân bị bắt, bị giặc quấn giẻ tẩm nhựa xà nu đốt 10 đầu ngón tay không thể còn cầm được vũ khí (như thằng Dục muốn trừ diệt mộng cầm vũ khí của người dân Xô-man) Tnú không đầu hàng số phận, không cam chịu những gì thăng Dục muốn. Dù mỗi ngón tay chỉ còn 2 đốt tình nguyện đi bộ đội chủ lực để được cầm súng, giết nhiều giặc, trả thù cho quê hương, gia đình.

—> Ý chí nghị lực kiên cường.

- Là một con người giàu tình nặng nghĩa.

+ Gắn bó đầy trách nhiệm với cách mạng: Theo cụ Mết, theo dân làng Xô-man nuôi giấu cán bộ. Hết lòng lo lắng đến sự an toàn của cán bộ (thay phiên nhau ở lại đêm trong rừng để "lỡ giặc lùng" còn có người đưa anh Quyết đi trốn). Một lòng tin tưởng ở cách mạng "Cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước này còn". Luôn nghe theo lời anh Quyết, ráng học để mai mốt làm cán bộ như anh, dẫn dắt làng Xô-man đánh giặc.

+ Yêu làng, yêu quê hương sâu nặng. Xa quê ba năm, anh vẫn nhớ như in từng gốc cây, kỉ niệm, con đường, ngả quẹo, vẫn nhớ từng con người, nhận ra từng con người, từng sự thay đổi của quê hương, bản làng và những ngữời thân. Nỗi nhớ day dứt lòng anh suốt ba năm, nhớ tiếng chày giã gạo của người phụ nữ Strá, nhịp sống những cuộc sống cơ cực mà ấm áp, gần gũi, thân thiết của mẹ anh, của Mai và những cô gái Strá.

+ Hết lòng thương yêu vợ con. Khi sanh con, không đi chợ mua vải để làm tấm khăn dịu con cho Mai được, anh đã xé tấm chan của mình để làm tấm khăn cho Mai dịu con. Khi mẹ con Mai bị đánh đập dã man lòng anh sôi như có lửa đốt "hai mắt anh là hai cục lửa lớn". Mặc dù tay không, anh cũng xông ra giữa bầy lính để cứu lấy vợ con.

Tình cảm của anh với con người, quê hương thật là đằm thắm, sâu nặng.

—» Đánh giá

+ Cuộc đời của Tnú, con đường đi lên đấu tranh để giành và giữ lấy sự sống của Tnú là hình tượng tiêu biểu cho số phận chung của cả một thế hệ phải chịu quá nhiều đau thương, mất mát của làng Xô-man nói riêng và các dân tộc Tây Nguyên nói chung.

+ Là người anh hùng, là người con quang vinh, là niềm tự hào của dân làng Xô-man.

+ Là một cây xà nu mạnh mẽ nhất, đẹp nhất của núi rừng Tây Nguyên.

2. Cụ Mết

Cụ Mết

- Là một già làng cao niên, quắc thước, khỏe mạnh:

+ 60 tuổi, tiếng nói vẫn dội vang trong lồng ngực, giọng ồ ồ.

+ Hình dáng: Ngực căng như một cây xà nu lớn, mắt sáng, xếch ngược, râu dài, đen bóng, hai bàn tay chắc nịch như hai gọng kìm.

- Là một con người trầm tĩnh, kín đáo, uy nghi, đĩnh đạc:

+ Cách nhận xét, bày tỏ thái độ rất thận trọng, có mức độ, trước khi đánh giá, cụ quan sát rất kĩ, nhìn từ đầu tới chân rồi mới nhận xét. Khi vừa ý nhất cụ chỉ khen "được" chứ không bao giờ khen "được", "gỉỏỉ".

+ Phong phú rất uy nghi, tiếng nói trầm trầm, mỗi khi cụ nói, tất cả đều im lặng, lũ trẻ con thì chăm chú nhìn như dán mắt, như nuốt lấy từng lời.

- Giàu tình yêu thương dân làng, quê hương.

+ Nhường muối cho người đau.

+ Yêu thương Tnú, dành phần giữ Tnú trong đêm duy nhất được nghỉ phép về thăm làng, đãi Tnú những món ăn ngon của quê hương.

+ Tự hào về truyền thống của bản làng: "Gạo Strá mình là ngon nhất núi rừng", có ý thức dạy cho các thế hệ con cháu làng Xô-man nhớ câu chuyện của Tnú, câu chuyện đấu tranh, lịch sử của làng Xô-man.

- Tin tưởng tuyệt đối ở cách mạng:

+ Tổ chức nuôi giấu cán bộ, năm năm liền không có một người cán bộ bị bắt.

+ Dạy người dân Xô-man, từ già đến trẻ biết gắn bó với cách mạng, với một niềm tin tuyệt đối vào Đảng, vào cách mạng: "Cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước này còn".

+ Chỉ huy thanh niên, dân làng đấu tranh, cầm vũ khí đứng dậy chiến đấu.

—» Đánh giá

+ Là hình tượng tiêu biểu cho truyền thống, lịch sử, cha ông.

+ Là gạch nối giữa Đảng, cách mạng và người dân Xô-man.

Viết bình luận