Nghệ thuật và nội dung truyện cổ tích Tấm Cám

HƯỚNG DẪN

I. NGHỆ THUẬT

1. Vai trò và ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong diễn biến truyện

Trong quá trình chuyển biến của thái độ, sự phản kháng của Tấm đôì với hành vi tàn ác của mẹ con Cám, cũng là quá trình đấu tranh của cái thiện với cái ác, yếu tố kì ảo có một vai trò quan trọng, thể hiện khát vọng, ước mơ, quan niệm của nhân dân. Nếu như ở phần đầu của truyện, mỗi lần Tấm gặp khó khăn, Bụt đều hiện lên để ban tặng cho những vật thần kì, thì đến phần sau câu chuyện, ta không còn thấy Tấm khóc, cũng không thấy Bụt hiện ra nữa, mặc dù càng về sau thì sự nguy khó, gian nan mà Tấm gặp phải càng cao. Tính chất của yếu tố kì ảo ở phần sau không giông như ở phần đầu truyện, dù nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định số phận, quá trình hóa thân của Tấm, nhưng rõ ràng là tác giả dân gian đã gửi gắm vào nhân vật Tấm ý thức chủ động trong việc giành và giữ gìn hạnh phúc cho mình: Chim vàng anh, xoan đào, quả thị, rồi Tấm trở về và trừng trị mẹ con Cám. Ớ giai đoạn này, cái thiện đã trực diện đấu tranh, quyết giành lấy sự sống trước cái ác.

Nghệ thuật và nội dung truyện cổ tích Tấm Cám

2. Xu hướng phát triển của hai tuyến nhân vật

- Mẹ con Cám: càng ngày càng tỏ ra độc ác hơn, tàn nhẫn hơn.

- Nhân vật Tấm: Từ những hành động và phản ứng yếu ớt, cô đã trở nên quyết liệt và chủ động hơn để đòi lại hạnh phúc đích thực của mình.

3. Đặc điểm của loại truyện cổ tích thần kì thể hiện qua truyện Tấm Cám

Truyện Tấm Cám thể hiện rõ đặc điểm của thể loại truyện cổ tích thần kì. Đó là sự xuất hiện của yếu tố kì ảo và vai trò của nó đối với diễn biến, kết thúc câu chuyện. Có thể liệt kê ra các yếu tố kì ảo trong truyện Tấm Cám: Bụt, con gà con biết nói tiếng người, đàn chim sẻ, sự hóa thân của Tấm thành chim vàng anh, xoan đào, quả thị rồi trở lại làm người, con quạ biết nói.

Về kết câu, truyện có dạng nhân vật chính phải trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng mới được hưởng hạnh phúc. Đây là một trong những kiểu kết cấu khá phổ biến của loại truyện cổ tích thần kì.

Truyện phản ánh những xung đột trong xã hội thời kì đã có sự phân chia giai cấp.

Kết thúc truyện có hậu mang tính nhân đạo và lạc quan.

II. NỘI DUNG

1. Ý nghĩa của xung đột truyện

Mầu thuẫn giữa Tâm với mẹ con dì ghẻ phản ánh mối xung đột giữa cái thiện với cái ác trong xã hội. Xung đột này thường được truyện cổ tích giải quyết theo hướng cái thiện chiến thắng cái ác, dù trải qua gian nan, nguy khó, cuối cùng kẻ “ở hiền” tất sẽ “gặp lành”, được hưởng hạnh phúc.

2. Ý nghĩa của diễn biến truyện

Từ mở đầu kết thúc truyện, thái độ của Tấm đối với hành vi tàn ác của mẹ con Cám chuyển biến theo hướng sự phản kháng mỗi lúc một cao thêm; đồng thời với cuộc đấu tranh và giữ hạnh phúc của Tấm trước mẹ con dì ghẻ ngày càng gian nan, quyết liệt hơn. Từ một cô Tấm hiền lành, chăm chỉ, lương thiện luôn luôn bị ức hiếp, bắt nạt, chỉ biết khóc trong oan ức, tủi cực đêh một hoàng hậu bị cái ác hãm hại, giết chết, hóa thành vàng anh, thành cây xoan đào, trở thành khung cửi và bị đốt thành tro, đến khi hóa thân vào trái thị rồi trở lại là cô Tấm.. Quá trình chết đi sống lại ấy cho thấy tính chất gian khó của cuộc đấu tranh của cái thiện với cái ác, đồng thời cho thấy sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện.

Đã ăn lấy của, phải thương lấy người

3. Quan niệm của tác giả dân gian

a) Qua sự việc Tấm trở về với cuộc đời: Sự trở về với cuộc đời của Tấm ở cuối truyện nói lên quan niệm của nhân dân ngày xưa về hạnh phúc với triết lí “ở hiền gặp lành”. Trong ước mơ về công lí, công bằng xã hội ấy, cái thiện, người lương thiện được phần thắng, được hưởng hạnh phúc, kết cục tốt đẹp; còn cái ác phải trả giá, đúng như triết lí “ác giả ác báo”, “gieo gió gặt bão” mà nhân dân đã đúc kết.

b) Qua số phận của nhân vật Tấm, tác giả dân gian đã gửi gắm nhiều ước mơ, khát vọng. Đó là ước mơ công bằng xã hội, cái thiện chiến thắng, cái ác thì trả giá (như đã phân tích ở trên); ước mơ về hạnh phúc gia đình (Tấm làm vợ vua, sự trở về của Tấm bên vua..); ước mơ đổi đời (Tấm trở thành hoàng hậu); ước mơ tình nghĩa (Tấm và bà cụ hàng nước; chim vàng anh, xoan đào và vua)...

Sự xuất hiện miếng trầu têm cánh phượng trong truyện gợi cho chúng ta nhiều ý nghĩa. Miếng trầu gắn với phong tục hôn nhân, với sự kết giao, hẹn ước, với tình nghĩa thủy chung... mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Có thể thấy hình ảnh miếng trầu và tục ăn trầu trong truyện Sự tích trầu cau hoặc ca dao, tục ngữ, thành ngữ, ví dụ:

- Miếng trầu ăn ngọt như đường

Đã ăn lấy của, phải thương lấy người.

— Miếng trầu là đầu câu chuyện.

— Miếng trầu nên dâu nhà người.

VI. CHỦ ĐỀ

Tập trung thể hiện sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình, truyện Tấm Cám phản ánh sâu sắc cuộc đấu tranh giữa cái thiện với cái ác và ước mơ công lí, công bằng, cùng tinh thần lạc quan, nhân đạo thể hiện triết lí “ở hiền gặp lành” của nhân dân.

Viết bình luận