Nhà văn Tô Hoài cho rằng tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao "là bản tuyên ngôn nghệ thuật của các nhà văn hồi bấy giờ". Hãy bình luận ý kiến trên

Mỗi khi cầm bút, người nghệ sĩ dù muốn hay không, dù nói ra hay không nói ra cũng viết dưới ánh sáng của một "tuyên ngôn nghệ thuật" nào đấy. Ta đã từng gặp những tuyên ngôn nghệ thuật của nhiều nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chi Minh, Sóng Hồng,... Những tuyên ngôn nghệ thuật này không còn là của riêng của các ông nữa. Chúng đã trở thành một tuyên ngôn nghệ thuật của cả một thế hệ cầm bút, hơn nữa còn là tuyên ngôn của cả một thời đại vãn nghệ. Viết Đôi mắt, Nam Cao muốn qua đó, phát biểu những suy nghĩ của mình về quan điểm, lập trường, về cách nhìn, cách sống của một nhà văn đi theo kháng chiến. Nhà văn Tô Hoài xem đó là một tuyên ngôn nghệ thuật chung của các nhà văn hồi bấy giờ.

Ánh sáng

Cứ như cái tên gọi của nó thỉ tác phẩm muốn nói về văn đó cách nhìn, vấn đề quan điểm. Điều đó đã rõ. Nhưng nói cho chặt chẽ hơn, cãn cứ vào nội dung hình tượng, thì đó trước hết đặt vấn đề lập trường. Đúng thế, mâu thuân giữa Độ và Hoàng trước hết là mâu thuẫn về lập trường. Một đằng thì coi cuộc kháng chiến là của mình và tích cực tham gia kháng chiến. Một đằng tự xem như người ngoài cuộc, từ chối không làm gì hết, dù là công tác bình dân học vụ trong làng. Một đằng vui sướng trước cuộc đổi đời của nhân dân và nhin cuộc sống mới, tư thế mới mà cách mạng đem đến cho nhân dân lao động tốt đẹp là tốt đẹp. Một đằng chỉ thấy thế là lố bịch và hài hước. Nói tóm lại là Hoàng không thật sự tán thành cách mạng và kháng chiến. Lập trường ấy quyết định cách nhìn của anh mà Nam Cao gọi là chỉ thấy có một phía: "Anh trông thấy anh thanh niên đọc thuộc bài" ba giai đoạn, nhưng anh không trông thấy bó tre anh thanh niên vui vẻ vác đi để ngăn quân thù. Mà ngay trong cái việc anh thanh niên đọc thuộc lòng bài báo như một con vẹt biết nói kia, anh cũng chỉ nhìn thấy cái ngố bề ngoài của nó mà không thấy cái nguyên cớ đẹp đẽ bên trong. Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, ta chỉ càng thêm chua chát và chán nàn". Vậy nếu gọi Đôi mắt là bản tuyên ngôn nghệ thuật thì trước hết đó là bản tuyên ngôn về lập trường cách mạng, lập trường kháng chiến của lớp văn nghệ sỉ tiểu tư sản, quyết tâm từ bỏ những quyền lợi ích kỉ của mình, từ bỏ những thói quen sinh hoạt cũ, từ bỏ cái nghệ thuật cho là "cao siêu" của mình ngày trước, sản sàng, nói như nhà văn Dộ, làm một anh "tuyên truyền nhãi nhép" nhưng có ích cho nhân dân, cho kháng chiến. Đôi mắt xét về một phương diện khác, còn đặt vấn đề về quan niệm cái đẹp, về đối tượng của nghệ thuật mới nữa Phải tìm cái đẹp ở đâu, theo quan niệm nào? Phải thể hiện nó ra sao? Nam Cao có thể chưa ý thức được đầy đủ lắm, nhưng tác phẩm đã gợi ra và bước đầu giải đáp những cảu hỏi đó. Thực ra, không phải đến Đôi mắt Nam Cao mới đặt vấn đề về đôi mắt. Qua một số truyện ông viết từ trước Cách mạng tháng Tám đã thấy ông luôn luôn băn khoan, day dứt về vấn đề ấy: Phải biết nhỉn người lao động bàng đôi mắt như thế nào mới thấy được bản chất tốt đẹp của họ thường ấn giấu sau một vẻ đẹp bề ngoài hết sức tầm thường, thậm chí vụng về, thô lỗ nữa. Theo Nam Cao hồi ấy, đôi mắt phải là đôi mắt của tình thương. Chỉnh nhờ có đôi mắt yêu thương ấy mà nhà văn chẳng những đã nhìn tháy tấm lòng vị tha, hỉ xả của lão Hạc... mà còn phát hiện được cả chất thơ trong trẻo trong tâm hồn tưởng chừng như đã hoàn toàn đơn độc của Chí Phèo nữa. Hồi ấy, ông đã thấy được một số đức tính của người nông dân nghèo, tuy vậy, dưới ngòi bút của ông, họ chỉ là những con người bé nhỏ, bất lực. Trong "Nhật ký ở rừng", Nam Cao đã tự phê phán như thế. Ở Đôi mắt, ông cũng viết như vây: "Người nhà quê dẫu sao thì cũng còn là một bí mật đối với chúng ta. Tôi gần gũi hơn nhiêu. Tôi đã gần như thất vọng vì thấy họ phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương... Nhưng đến hồi tổng khởi nghĩa thì tôi ngã ngửa người. Té ra người nông dân nước mình vẫn có thề làm cách mạng hăng hái lắm. Tôi đã theo họ đi đánh phủ. Gặp họ trong một trận Nam Trung Bộ. Vô số anh răng đen, mắt toét gọi lựu đạn là "nựu dạn", hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cáu kỉnh mà lúc ra trận thì xung phong can đảm lắm...". Như vậy, nhờ thực sự tham gia cách mạng, sát cánh với nhân dân, Nam Cao đã có Đôi mắt mới để thấy quần chúng không chỉ là nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh, mà còn là những người cải tạo hoàn cảnh, tức là những anh hùng. Những con người áo vải, răng đen, đi chân đất, gọi lựu đạn là "nựu đạn" đã đứng dậy làm cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại và sau đó gánh cả cuộc kháng chiến lên đôi vai vững chãi của mình. Phải, Đôi mắt chưa tạo được nhân vật ấy nhưng đã khẳng định sự xuất hiện tất yếu của nhân vật ấy, nhưng con người bình thường mà vĩ đại; sau này, những nhân vật ấy đã trở thành phổ biến trong nền văn học của chúng ta. Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, (Đôi mắt viết tháng 3 - 1948) hàng loạt nhà văn, nhà thơ thuộc tầng lớp trí thức tiểu tư sàn vừa thoát khỏi bóng tối của xã hội cũ, cuộc đời cũ, hăm hở đi theo kháng chiến. Đi theo kháng chiến nhưng nhiều khi chưa hiểu hết kháng chiến, chưa hiểu hết những người lao động, chưa quen cuộc sống mới với bao gian khổ khó khăn... Nhiều người không khỏi băn khoăn, ngơ ngác. Giữa lúc đó, Đôi mắt của Nam Cao ra đời. Với ý nghĩa như một tuyên ngôn nghệ thuật, Đôi mắt quả đã làm sáng ra nhiều vấn đề, giúp các nhà vãn yên tâm đi theo kháng chiến trong cuộc nhận đường đầy gian khổ, khó khăn. Đóng góp quan trọng của Đôi mắt trước hết là việc xây dựng cho văn nghệ sĩ một cách nhìn mới. Tuyên ngôn nghệ thuật ấy một mặt cổ vũ động viên các nhà văn tham gia kháng chiến "phụng sự kháng chiến", mặt khác nó cũng là tiếng chuông cảch tỉnh, phê phán những ai đó còn mang nặng cách nhìn, cách nghĩ và cuộc sống cũ, chưa hoà được vào cuộc đời rộng lớn của nhân dân. Tuyên ngôn nghệ thuật cùa Nam Cao ra đời đã gần nửa thế kỉ. Nó là tiếng lòng và tư tưởng của nhiều nhà văn thời bấy giờ. Nhưng cho đến hôm nay, tuyên ngôn nghệ thuật ấy vẫn luôn luôn nóng hổi, luôn luôn mới mẻ và có ý nghĩa. Bởi vì cuộc sông không bao giờ dừng lại, cuộc sống luỏn luôn đổi thay. Nhà văn cũng phải luôn luôn vận động đi lên theo nhịp sống mới của dân tộc. Hơn nữa, họ phải đi trước, báo trước, "dự cảm" trước những đổi thay trong tương lai của đất nước. Muốn làm tròn được sứ mệnh cao cả và thiêng liêng đó, một mặt họ phải luôn luôn giữ gìn đôi mắt của minh thật sáng trong, mặt khác phải luôn luôn vươn tới để có cái nhìn mới, cách nghĩ mới, cách viết mới phù hợp với những đổi thay đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên đất nước mình. Không thể lấy Đôi mắt cũ để nhìn nhận và đánh giá cho một hiện thực mới. Đó là ý nghĩa khái quát luôn luôn đúng mà Nam Cao đã để lại qua truyện ngắn Đôi mất.

Tuyên ngôn nghệ thuật

Trong cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao thường xuyên trăn trở, suy nghĩ về sứ mệnh của người nghệ sĩ, của nghệ thuật chân chính. Trước cách mạng cũng như sau Cách mạng ta luôn thấy ông cố gắng đi tỉm cho chính mình một cách nhìn, cách nghĩ, một thái độ sống đúng đắn nhất. Vì thế, ông đã để lại nhiều suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời và nghệ thuật.

Viết bình luận