Phân tích hình ảnh cách mạng và dân tộc trong thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Tố Hũu là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng. Tính chất cách mạng ấy thể hiện ở chỗ các sự kiện lớn của cách mạng đều được Tố Hữu phản ánh kịp thời. Việt Bắc là bài thơ đánh dấu sự kết thúc kháng chiến, Chính phủ rời việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Bài thơ như là một tổng kết nhỏ, nhìn lại toàn bộ những ngày tháng gian nan kháng chiến hào hùng. Trong bài thơ, ta có thể thấy hình ảnh thể hiện sức mạnh kháng chiến: Những đường Việt bắc của ta, Đêm đem rầm rập như là đất rung, Quân đi điệp điệp trùng trùng. Ta có thể tìm thấy những chủ trương lớn của kháng chiến: Điều quân chiến dịch thu đông; Nông thôn phát động, giao thông mở đường; Giữ đê, phòng hạn, thu lương; Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu... Đồng thời, nhà thơ cũng đã vẽ ra viễn cảnh xây dựng của đất nước khi kháng chiến kết thúc: Ngày mai rộn rã sơn khê - Ngược xuôi tàu chạy bốn bề lưới giăng. Đấy là thơ, nhưng cũng là đường lối phát triển của cách mạng khi một nửa nước bắt tay vào khôi phục cuộc sống và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Yếu tố cách mạng còn thể hiện trong sự son sắt thủy chung với Việt Bắc - quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa của Chính phủ mà Tố Hữu là người phát ngôn bằng thơ ca.
Trình bày một bản tổng kết kháng chiến, nhưng Tố Hữu chọn thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc. Lại chọn cách trình bày đối đáp như trong ca dao. Hơn thế nữa cách xưng hô: ta, mình, ai của ca dao được sử dụng rất linh hoạt càng làm tăng thêm sự thân thiết, gắn bó giữa kẻ ở người đi. Những hình ảnh thiên nhiên, con người Việt Bắc được hồi tưởng lại trong nỗi nhớ da diết, bâng khuâng: nhớ gì như nhớ người yêu càng làm cho bài thơ thấm đẫm tình cảm, dễ dàng hòa nhập vào văn mạch dân tộc vốn dào dạt trong mỗi trái tim người Việt.
Viết bình luận