Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân

Viết về nỗi cơ hàn, cực khổ của người nông dân Việt Nam những năm trước Cách mạng không chỉ có Kim Lân, nhưng những gì nhà văn này đã mang đến bạn đọc qua truyện ngắn Vợ nhặt thật đặc biệt. Sự xuất hiện của mỗi nhân vật trong tác phẩm đều khiến người đọc bứt rứt, xót xa nhưng có lẽ khiến ta thương cảm hơn cả là bà cụ Tứ - bà mẹ già của anh cu Tràng.

Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây

Nếu đã từng đọc những trang truyện của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, chứng ta sẽ ít nhiều hình dung được cảnh sông của đại bộ phận nhân dân Việt Nam thời điểm đêm trước cuộc Cách mạng. Trong truyện ngắn Đôi mắt (viết năm 1948), Nam Cao dự đoán “có lẽ đến nãm 2000, con cháu chúng ta vẫn còn kể lại cho nhau nghe để rùng mình” về “cái hồi đói khủng khiếp” năm 1945. Năm 2000 đã đi qua gần một thập kỉ nhưng nỗi kinh hoàng về những năm tháng đó vẫn còn in dấu ấn đậm nét trên trang viết của các nhà văn ở Vợ nhặt, Kim Lân chỉ phác qua vài nét về nạn dịch thảm khốc đó bằng một vài chi tiết. Bao trùm không gian xóm ngụ cư trong truyện là “mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. Tâm điểm của bức tranh u ám, thiếu sính khí này là con người, nhưng thấy người chết thì nằm còng queo bên đường còn người sống thì “dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”. Hơn một lần trong truyện, hình ảnh những bóng ma sông được trở lại. Phụ hoạ với nó là tiếng hờ khóc ngoài xóm và tiếng quạ “cứ gào lên từng hồi thê thiết”. Cuộc sống của xóm ngụ cư đang mon men tiến sát bờ vực của cái tận diệt. Những đứa trẻ con vô tư nhất cũng không thể nò đùa, láu lỉnh như mọi khi. Chi tiết đó đủ cho chúng ta cảm nhận về sự sống tàn lụi, héo hắt của con người.

Thế mà, giữa nạn đói thê thảm, khi mọi người đang quay cuồng đôi mặt với cái chết, thì riêng Tràng - con trai bà cụ Tứ - nhân vật chính trong tác phẩm lại sắng sửa lấy vợ.

Có thể cho đây chỉ là một tình huống nghệ thuật Kim Lân cố tình tạo dựng trong tác phẩm. Cũng có thể lí giải hành động của nhân vật bằng sự gàn dở bẩm sinh của nhân vật Tràng. Nhưng dù thế nào, điều tác giả muốn người đọc hướng tới là thái độ ứng xử của mỗi nhân vật trước sự kiện éo le này.

Truyện có ba nhân vật, tham dự trực tiếp vào sự kiện đặc biệt là Tràng và cô vợ nhặt. Người thứ ba gần như bị động trước sự kiện này là bà cụ Tứ. Với bà cụ, sự việc trọng đại trong cuộc đời anh con trai lại đến quá đột ngột, bất ngả. Trong tư cách người mẹ, bà cụ có quyền phản đối cuộc hôn nhân lắm chứ. Nhưng không như ta dự đoán, không như sự lo lắng của anh cu Tràng, người mẹ ây lại có thái độ đón nhận rất điềm đạm. Sự nhạy cảm sâu sắc của nhà văn đã giúp chúng ta phát hiện ra bao tâm tư ẩn sâu trong mội lời nói, cử chỉ của bà cụ.

Xuất hiện ở nửa sau của truyện, trước hết bằng tiếng ho “húng hăng” và dáng đi “lọng khọng”, nhân vật khiến người đọc liên tưởng tới một bà cụ già yếu, lẩm cẩm. Không ai nghĩ một người như thế lại có suy nghĩ, hành động sâu sắc, cảm động lạ lùng. Bà cụ Tứ đón nhận tin vui của anh con trai không phải bằng thái độ bực dọc, khó chịu mà bằng sự ngạc nhiên: “Đến giữa sân, bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn”.. Hai động từ, một chỉ hành động, một chỉ trạng thái tình cảm thể hiện rõ ràng nỗi kinh ngạc. Hàng loạt câu hỏi nảy ra trong đầu bà cụ: “Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia?Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà? Ai thế nhỉ?”. Ngòi bút nhà văn thâm nhập hẳn vào suy nghĩ nhân vật diễn tả thành công nỗi băn khoăn, thắc mắc. Cảm giác ấy có cơ sở từ những điều bất thường bà cụ đang chứng kiến. Cảm giác đó còn kéo dài cho đến khi anh cu Tràng rành rọt giảng giải.

Kim Lân chỉ phác qua vài nét về nạn dịch thảm khốc đó bằng một vài chi tiết

Hành động “cúi đầu nín lặng” xác nhận sự thông tỏ đầy cay đắng. Cái bà cụ hiểu còn nhiều hơn, sâu sắc hơn gấp bội điều anh cu Tràng trình bày: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì.”..; “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ.”... Hơn bao giờ hết, bà lão thấm thía những cay cực của chính mình, những tủi hờn của thân phận con trai. Dòng nước mắt của người mẹ già khiến người đọc xúc động nghẹn ngào. Nỗi hờn tủi không thể dè dàng bộc phát như đứa trẻ mà bị dồn ép, nức nở.

Nhưng không chìm đắm trong sự thua thiệt để hờn giận bản thân, bà cụ chấp nhận hoàn cảnh và kịp thời yên ủi con dâu bằng giọng “nhẹ nhàng”: “ừ, thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng.”... Không phải là “bằng lòng” một cách miễn cưỡng mà là “mừng lòng”- tức là có sự vừa ý, có niềm vui, hân hoan. Lời nói đó chứa chan nỗi niềm cảm thông, thương yêu. ánh mắt nhìn con dâu đầy “thương xót” và lời nói của bà cụ: “Chúng mày lây nhau lúc này, u thương quá.”., là tình cảm chân thành nhất, giản dị nhất mà cũng cao quí nhất mà bà mẹ nghèo có thể ban tặng cho các con của mình. Hai dòng nước mắt không còn “rỉ” một cách kiềm chế mà “cứ chảy xuống ròng ròng”. Những yêu thương của bà cụ tưởng như vô bờ bến.

Lòng thương vẫn thường hay đi liền với sự lo lắng. Càng thương, bà cụ Tứ càng lo cho cuộc sống các con: “Biết rằng, chúng nó có nuôi nổi nhau sông qua được cơn đói khát này không?”; “Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?”. Nỗi lo có cơ sở thực tiễn từ “mùi đốt đông rấm ở những nhà có người chết”; từ chính “cuộc đời cực khổ dài dằng dặc” của vợ chồng, con cái bà cụ. Với tất cả những điều đó, đáp án cho những toan lo của bà cụ Tứ sẽ mang ý nghĩa phủ định. Những toan lo này không thể giúp các con bà thoát khỏi các bế tắc nhưng chắc chắn sẽ là nguồn động viên để chúng vững tin vào cuộc đời. Không thương xót các con, chắc chắn bà cụ Tứ đã chẳng nhọc lòng như thế.

Ngày mới lại đến, và lần này, nó mang đến cuộc sông gia đình bà cụ Tứ những điều mới mẻ dễ chịu. Trong bữa cơm sum họp đầu tiên, bà lão “toàn nói chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này:

- Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho mà xem.”..

Giấc mơ của bà cụ làm ta nhớ đến bài ca dao Mười cái trứng của người dân lao động Việt Nam:

“Chớ than phận khó ai ơi

Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”

đâu ta cũng bất gặp một tinh thần lạc quan tột độ. Trong cái đói khổ, khi bờ vực của sự sống lay lắt là cái chết thảm thương, con người vẫn hướng về sự sông tươi mới, vẫn vun cho cuộc đời những mầm sông nhỏ nhoi. Dù trên tay bưng bát cháo cám, bà cụ Tứ vẫn mong mỏi, chờ đợi điều tốt đẹp nhất đến với các con. Cách mạng chưa đến nhưng chính bà cụ đã tự làm một cuộc cách mạng trong suy nghĩ của mình. Bà cụ là chỗ dựa tinh thần vững chãi nhất cho cái gia đình bé nhỏ mới được hình thành kia.

Ngạc nhiên - lo lắng; hờn tủi - xót thương, mừng lòng - mong mỏi là những diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trước “đám cưới” bất ngờ của anh con trai. Với tình huổng truyện độc đáo, sự lựa chọn chi tiết đặc sắc, nhà vãn Kim Lân đã miêu tả diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ chân thực, tinh tế, cảm động. Qua đó, ta bắt gặp tấm lòng nhân hậu, bao dung của nhân vật và trái tim nhân đạo của tác giả.

Viết bình luận