Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích “Đất nước” (trong trường ca "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ “Đất nước" của Nguyễn Đình Thi

Đất nước là một chủ đề lớn và quen thuộc trong thơ ca. Hình tượng đất nước đã gợi cảm xúc cho biết bao nghệ sĩ sáng tác ra tác phẩm của mình. mỗi người ta lại được thấy đất nước trong một hình ảnh khác nhau, đẹp và chứa đầy xúc cảm. Cũng được bắt đầu từ nguồn cảm hứng về đất nước, bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Bình Thi và đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm (trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng”) mang đến cho người đọc những quan niệm riêng, cách nhìn riêng về đất nước, độc đáo và đầy ấn tượng.

Hình tượng đất nước đã gợi cảm xúc cho biết bao nghệ sĩ sáng tác ra tác phẩm của mình

Tình yêu quê hương đất nước được nuôi dưỡng trong tâm hồn con người Việt Nam từ tấm bé đã trở thành một thứ tình cảm gắn bó ruột thịt. Ai sinh ra mà không thuộc về một mảnh đất? Ấy là quê hương, là đất nước, là nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi có những câu ca dao à ơi, có câu chuyện cổ tích về chàng Thạch Sanh tốt bụng, dũng cảm, về cô Tấm thảo hiền... Đất nước tồn tại trong con người từ những điều bình dị đến những cái lớn lao, vĩ đại nhất. Đất nước là chung nhưng nó cũng là của riêng mỗi người. Đó là lí do vì sao có biết bao nhiêu bài thơ viết về đất nước nhưng mỗi bài lại mang đến cho ta một màu sắc riêng, một ấn tượng riêng. Hai tác phẩm của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm cũng không phải ngoại lệ. Cùng nằm trong mảng đề tài ca ngợi quê hương đất nước, hai bài thơ đều mang đến cho ta hình tượng đất nước, con người tươi đẹp, trù phú, và thấm đượm chất trữ tình:

“Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù xa”

Đất nước được nhìn từ nhiều chiều kích, trong sự khoáng đạt của không gian và sự bay bổng của cảm xúc. Tác giả nhắc đến thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp với niềm tự hào vô bờ bến trong cụm từ sở hữu: “chúng ta”. Đó là bầu trời xanh trong mát, là rừng vàng biển bạc phong phú về tài nguyên, là những cánh cò bay thẳng cánh, những ngả đường và những dòng sông đỏ nặng phù sa đang ngày đêm bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ... Đất nước trù phú, thanh bình được nhìn trong cặp mắt tự hào của những người vừa trải qua cuộc chiến đấu gian khổ để chiến thắng, vẻ đẹp thiên nhiên đất nước được đánh đổi không chỉ bằng mồ hôi, nước mắt mà còn là máu của biết bao thế hệ vì thế mà càng trở nên có ý nghĩa. Cũng ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp, Nguyễn Khoa Điềm lại chú ý đến việc xây dựng “Đất nước” ở những địa danh phong phú, những danh lam thắng cảnh, nơi ghi đậm dấu ấn của mỗi con người Việt Nam. Đó là một dất nước “vẹn tròn to lớn” khi:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu.

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao hồ để lại

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người, dân nào đã góp tên Ông Đốc, ồng Trang, Bà Đen, Bà Điểm”...

Nếu như trong bức tranh đất nước giàu đẹp của Nguyễn Đình Thi chú trọng nhiều đến nét đẹp của cảnh vật từ khi “mùa thu nay khác rồi” và “trời thu thay áo mới” thì có thể thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là vẻ đẹp bắt nguồn từ con người, qua bức tranh cảnh vật để khẳng định con người. Đất nước được làm nên từ truyền thống, từ những tâm hồn đẹp, từ truyền thuyết, cổ tích, từ những lời ru ngọt ngào như dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn, những người anh hùng đến cả những con người vô danh thầm lặng công hiến cho đất nước... Cảm xúc trữ tình sâu lắng gửi gắm dưới hình thức của một lời tâm sự lứa đôi nhưng cũng chính là lời tâm sự của tác giẳ với bạn đọc. Hình ảnh đất nước hiện lên ngày càng cụ thể và thêm mỗi đường nét xuất hiện là thêm một lần khắc sâu tình yêu nước và lòng tự hào trong lòng mỗi người Việt Nam. Điều đáng nói là những vẻ đẹp ấy thật gần gũi và bình dị. Nó cũng giống như đất nước trong “Bài thơ của một người yêu nước mình” (Trần Sao Vàng):

“Gió thổi những bông mía trắng bên sông

Mùi toóc kho còn thơm lúa mùa qua

Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà

Những đứa trẻ dứng nhìn ngấp nghé

Tôi yêu đất nước này như thế

Mỗi buổi sớm mai

Bầy chim sẻ ngoài sân

Gió mát và trong

Đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng”.

Tình yêu quê hương đất nước được nuôi dưỡng trong tâm hồn con người Việt Nam

Đất nước không chỉ tươi đẹp mà còn là đất nước của truyền thống kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm. Người ta nói rằng Nguyễn Đình Thi là nhà thơ của đất nước trong thời kì đau thương. Điều ấy quả không sai. Nhà thơ đã giành phần lớn bài thơ để xây dựng một đất nước Việt Nam trong chiến đấu gian khổ hào hùng:

“Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai dám nát trời chiều

(...) Xiềng xích chúng bay không khoá được

Trời đầy chim và đất đầy hoa

Súng đạn chúng bay không bắn được

Lòng dân ta yêu nước thương nòi”.

Và chiến thắng vĩ đại:

“Nước Việt Nam từ trong máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng loà”.

Nguyễn Khoa Điềm trong “Đất Nước” tuy không nhắc đến nhiều như thế nhưng chỉ với một vài câu thơ thôi cũng đủ khắc hoạ nét đẹp của đất nước và nhân dân trong chiến tranh chính nghĩa. Đó là một đất nước mà: “Có giặc ngoại xâm thì chống ngoại xâm

“Có nội thù thì vùng lên đánh bại

(...) Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sạ dài lâu”

Đất nước đẹp, đất nước hào hùng. Đất nước gieo vào trong lòng mỗi con người Việt Nam tình yêu và niềm tự hào sâu sắc. Đó chính là cái dư ba góp phần tạo nên thành công của bài thơ.

Nhưng từ những nét chung ấy, điều gì đã khiến cho người ta vẫn có thể nhìn ra một “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi không giống như “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, “Đất nước” của Trần Sao Vàng hay bất cứ một nhà thơ nào khác? Đó là bởi vì, trong những nét chung, người ta vẫn thấy nét riêng từ cách khai thác đề tài đến hệ thống hình tượng cũng hình thức nghệ thuật. “Thế giới không phải được tạo lập một lần mà mỗi người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”. Câu nói của Mác-xen Prut-xtơ hoàn toàn có thể vận dụng vào trong trường hợp này. Đất nước chỉ có một nhưng nó đã được “tạo lập” ở những hình dáng khác nhau trong sáng tác của mỗi nhà thơ. Điều nay bắt nguồn từ hoàn cảnh sáng tác khẩc nhau của bài thơ. Như chúng ta đã biết, bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi ra đời trong những năm kháng chiến chống Pháp. Còn đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Hoàn cảnh lịch sử khác nhau kéo theo sự khác nhau trong việc lựa chọn chi tiết, xây dựng hình tượng. Ra đời trong những năm tháng chiến tranh chông Pháp ác liệt, Nguyễn Đình Thi tập trung vào hình ảnh đất nước trong những năm tháng chiến đấu bảo vệ Tổ quôc. Một đất nước trong đau thương và chói loà chiến thắng. Nãm 1971, thời gian mà trường ca của Nguyễn Khoa Điềm ra đời, là những năm tháng, hướng tới việc đấu tranh thông nhất nước nhà không chỉ về địa lí mà còn là về văn hoá, phong tục tập quán, con người... Để làm được điều này, ông tập trung ngòi bút vào việc khai thác hình tượng đất nước từ góc nhìn văn hoá dân tộc, từ những truyền thống và đời sống tinh thần tốt đẹp. Nếu như Nguyễn Bình Thi dựng lên hình ảnh đất nước ở haị chặng: trước và sau khi khởi nghĩa thắng lợi. Thì người ta bắt gặp trong đoạn trích của Nguyễn Khoa Điềm hình ảnh đất nước kéo dài suốt từ thời xa xưa:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa.”., mẹ thường hay kể

Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.”..

Đó là lịch sử của bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước với nguồn gốc sinh ra từ bọc trăm trứng, và truyền thống yêu nước, nghĩa tình thuỷ chung. Nó giống như một mạch nguồn bất tận chảy từ thế hệ này sang thế hệ khác, như dòng sông bồi đắp phù sa cho tâm hồn con người, ngày càng đậm đà hơn. Bằng cách đi theo chiều dài của đất nước, chiều dài và chiều sâu của truyền thống, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo nên một đất nước Việt Nam mang vẻ đẹp thống nhất, trên từng mảnh đất, trong từng tâm hồn. Đất nước gắn với những địa danh cụ thể như hòn Trống Mái, núi Vọng Phu, núi Bút, non Nghiên... nhưng không chỉ đơn thuần là địa danh mà còn thâm đượm dáng hình cũng như đời sống tình cảm của con người, “đất nước là máu xương của mình”. Đất nước còn là những điều bình dị nhất, là cái kèo cái cột, là hạt gạo một nắng hai sương, là nơi anh tới trường, là nơi em tắm, nơi “em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”... Cứ thế, nếu như Nguyễn Đình Thi đi vào khắc hoạ hình ảnh đất nước trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể thì Nguyễn Khoa Điềm lại tìm đến một định nghĩa đầy đủ nhất về đất nước với hai chữ viết hoa. Đất nước đẹp diệu kì nhung đất nước cũng thật gần gũi, thân thương...

Với những cách khai thác khác nhau như vậy mỗi nhà thơ nhằm đi đến khẳng định tư tưởng riêng. Thông qua những hình ảnh chân thực gần gũi, gắn với truyền thống, với dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm nhằm đi đến khẳng định tư tưởng “Đất nước của nhân dân” và xây dựng hình tượng “Đất nước của nhân dân” một cách đầy đủ nhất. Những gì mà Nguyễn Đình Thi vươn tới lại là việc ca ngợi một Đất nước kiên cường trong chiến đấu và sáng loà chiến thắng.

Có thể nói, cả hai nhà thơ đã rất thành còng khi xây dựng nên hình ảnh đất nước theo quan niệm của riêng mình. Sự giống nhau trong hình tượng đất nước không gì khác như một minh chứng khẳng định vẻ đẹp bất biến của đất nước cũng như sự đồng điệu trong tâm hồn và tình cảm của hai nhà thơ. Đó cũng chính là sự đồng điệu và tình cảm chung của tất cả những người Việt Nam yêu nước. Sự giống nhau này được bắt nguồn từ truyền thống yêu nước và truyền thống nhân văn cao cả của dân tộc Việt Nam tự bao đời nay. Nó khởi nguồn từ thời xa xưa khi cha ông ta ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mình:

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ”

Từ thời

“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc

Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn”.

Nó trải qua lịch sử chống giặc ngoại xâm lâu dài, chiến đấu và chiến thắng oanh liệt. Truyền thống ấy đã thâm sâu vào trong tâm hồn mỗi người, không chỉ cung cấp tư liệu, khơi nguồn cảm hứng mà còn là niềm tự hào không gì có thể thay đổi được. Bên cạnh đó, cái khác nhau giữa hai bài thơ thể hiện góc nhìn riêng của mỗi tác giả cũng như sự đa dạng giàu có của đất nước trên nhiều phương diện.. Có điều này bởi mỗi nhà thơ sáng tác trong một thời điểm lịch sử khác nhau cũng như mỗi người đều có những nét riêng trong bút pháp nên những hình tượng mà mỗi nhà thơ đưa vào là khác nhau. Vượt lên trên tất cả, hai bài thơ chứng tỏ một điều rằng đất nước trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam sẽ luôn là một hình ảnh thiêng liêng, mang vẻ đẹp bất biến.

Sẽ còn có bao nhiêu người viết nên “bài thơ của một người yêu nước mình”. Nhưng người ta cũng sẽ vẫn nhớ mãi những hình ảnh đẹp đẽ về non sông trong hai bài thơ của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm. Không chỉ góp thêm nét vẽ vào bức tranh rộng lớn về Tổ quốc và dân tộc, những sáng tác ấy còn thể hiện tình yêu quê hương đất nước luôn thường trực trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam bởi “Đất nước hôm nay đã thấm hồn người.”..

Viết bình luận