Qua những bài thơ đã học và đọc thêm, anh (chị) hãy phân tích những biểu hiện của cảm hứng yêu nước của nền văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945

Đề tài quê hương đất nước là đề tài truyền thống, quen thuộc trong văn học. Các trang văn, trang thơ qua các thời kì lịch sử bao giờ cũng tràn đầy hình ảnh dất nước, quê hương. Chính đề tài này đã khơi nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà nghệ sĩ. Họ viết về đất nước với tất cả sự yêu mến, trân trọng, tự hào, cũng có khi là cảm hứng đau thương trước nỗi đau của con người, tội ác của quân giặc, có khi lại là cảm hứng quyết chiến quyết thắng với tinh thần chiến đấu sục sôi. Bao nhiêu cung bậc tình cảm với dân tộc, đất nước là bấy nhiêu dòng cảm hứng ngợi ca. Bèn kìa sông Đuống, Việt Bắc, Đất nước là những bài thơ tiêu biểu, bày tỏ nguồn cảm hứng sâu sắc, phong phú, tinh tế đối với quê hương, đất nước.

Các tác phẩm viết về đất nước đều được ra đời trong những hoàn cảnh đặc biệt

Các tác phẩm viết về đất nước đều được ra đời trong những hoàn cảnh đặc biệt, gắn liền với những sự kiện lịch sử của quê hương, đất nước. Những dòng thơ được rút ra từ máu tim của người nghệ sĩ, được khơi nguồn từ những xúc cảm trực tiếp, nóng bỏng trước hiện thực, bởi vậy nó không chỉ thể hiện sinh động hình tượng đất nước mà còn có khả năng tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến người đọc. Bài thơ Đất nước hoàn thành vấo năm 1955, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và được đưa vào tập thơ Người chiến sĩ (1956). Phần đầu bài thơ có sử dụng những đoạn của hai bài thơ viết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp: Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949). Bài thơ thể hiện sự vận động trong cảm xúc và tư duy về đất nước của Nguyễn Đình Thi. Bên kia sông Đuống ra đời 1948. Sông Đuống còn gọi là sông Thiên Đức, là một nhánh của sông Hồng nối với sông Thái Bình, chia tỉnh Bắc Ninh ra làm hai phần: nam và bắc. Quê hương, gia đình Hoàng cầm nằm ở bờ nam sông Đuống. Khi giặc Pháp chiếm nam phần Bắc Ninh thì Hoàng cầm đang công tác ở Việt Bắc. Một đêm giữa tháng 4 -1948, Hoàng Cầm trực tiếp nghe tin giặc đánh phá quê hương mình, ông xúc động và ngay đêm ấy viết Bên kia sông Đuống. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Tháng 10-1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Với Tố Hữu, Việt Bắc là nơi ông đã sống và gắn bó suốt thời kì kháng chiến, nay phải từ giã để cùng cơ quan Trung ương Đảng ve thủ đô. Trong không khi lịch sử và tâm trạng khi chia tay Việt Bắc, Tố Hữu đã sáng tác bài Việt Bấc.

Cảm hứng yêu thương tự hào là một cảm hứng chủ đạo của các tác phẩm khi viết về đất nước. Những đòng thơ viết về đất nước quê hương bao giờ cũng đẹp nhất, lung linh nhất. Những câu thơ hay nhất, những hình ảnh mĩ lệ nhất luôn được các nghệ sĩ chọn lựa để khắc tạc vẻ đẹp đất nước quê hương mình. Vút lên theo lời thơ ấy là niềm tự hào bất tận, lời ngợi ca sâu sắc

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Tác giả diễn tả cụ thể niềm vui bất tận của mình trong mùa thu độc lập. Không gian mở ra vô tận, khoáng đạt, rợn ngợp, đây là trời xanh, núi rừng, kia là những cánh đồng, ngả đường, dòng sông,... Bao nhiêu cảnh sắc quê hương như phơi trải trước mắt tác giả, trong tình yêu, niềm kiêu hãnh tột độ. Mỗi lời thơ là một lời vui, mỗi câu thơ là một câu hạnh phúc. Điệp từ “những”, phép liệt kê, cùng với cách ngắt nhịp ngắn gọn, sự chuyển đổi trong cách hô gọi, từ tôi đến chúng ta, đã thể hiện sinh động niềm vui của tất cả mọi người, niềm hạnh phúc, tự hào của tất cả mọi người dân Việt trong ngày độc lập. Nguyễn Đình Thi đã dùng tiếng nói cá nhân người nghệ sĩ để nói họ tiếng lòng của cái ta cộng đồng, của nhân dân, cách mạng.

Quê hương ta lúa nếp tham nồng

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.

Hoàng Cầm như đưa người ta trở về một không gian ngập ánh sáng, tràn sắc màu, quấn quện, phảng phát hương vị nồng nàn của lúa nếp, nét tươi trong của tranh Đông Hồ, sắc sáng bùng lên của màu dân tộc. Chọn những nét đẹp tinh tuý, chắt lọc của đất trời Kinh Bắc, Hoàng cầm đã khơi dậy trong lòng người một nỗi niềm quê hương da diết. Nét vẽ bình dị mà rất mực tài hoa, không tả mà chỉ gợi nhưng cũng đủ để thế giới Kinh Bắc hiện về sống động, tươi mới. Hai từ "sáng bừng" như một điểm nhân đẹp đẽ của câu thơ, không chỉ gợi nét tươi tốt, trong trẻo của tranh Đông Hồ mà còn dựng dậy sức sống rạng ngời của dân tộc. Câu thơ như được thắp sáng trong niềm tự hào, kiêu hãnh hết mực của Hoàng cầm. Đọc thơ Hoàng Cầm không chỉ nghe được hương lúa nồng nàn lặn sâu vào tâm thức, mê mải, cuốn hút với những nét vẽ trong trẻo, hồn nhiên mà còn gọi dậy một niềm tự hào mạnh mẽ về sức sông dân tộc. Bao trùm không gian Kinh Bắc là một tình yêu sâu nặng, một nỗi nhớ thiết tha của Hoàng Cầm. Tình yêu ấy thổi hồn cho sắc màu trong thơ, khơi dậy ánh sáng trong thơ để rồi những câu thơ viết về quê hương cứ ngân vang một nỗi niềm tự hào sâu thẳm

Càng tự hào về đất nước tươi đẹp, càng yêu thương những con người rạng rỡ, tiếng thơ người nghệ sĩ càng cất lên những tiếng nói căm thù khi Tổ quốc bị xâm lăng, con người bị chia cắt. Người nghệ sĩ viết về đất nước còn bằng cảm hứng đau thương, cãm thù sâu sắc, mạnh mẽ.

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Hai câu thơ mở ra không gian đau thương, khốc liệt của hình ảnh quê hương. Những động từ mạnh "chảy máu", "đâm nát", gợi tả đến tận cùng nỗi đau quặn thắt khi chứng kiến mảnh đất quê hương bị dày xéo, điêu tàn. Cả một miền quê thanh bình, yên ả bị nhuộm đỏ bởi màu máu. Có cảm giác như đất nước, quê hương đang rên xiết, quằn quại dưới gót giày kẻ thù. Màu máu ấy không loang đi trong không gian mà nhuộm đỏ, đổ ập vào không gian, để rồi ám ảnh người đọc, len lỏi vào tâm thức người đọc mà gọi về những cảm xúc đau thương, dựng dậy một nỗi niềm sục sôi căm hờn. Thủ pháp điện ảnh hội hoạ được sử dụng tài hoa, tinh tế, những câu thơ của Nguyễn Đình Thi không phải là một bức tranh tĩnh tại để chiêm ngưỡng, thưởng nhìn, mà giông như một thước phim quay chậm, tất cả đều sông động, hiện hữu như diễn ra trước mắt. Nỗi đau của dân tộc như được sờ thây, nắm lấy những thổn thức, dày vò, đau đớn trong cảm xúc con người dân tộc vẫn còn nguyên cái hồn của nó. Thời gian đã lùi xa nhưng cái màu máu ám ảnh khôn nguôi ấy không thể xoá nhoà. Nó ghim vào ký ức của con người những xúc cảm đau thương về một quá khứ bi hùng của dân tộc. Chỉ cần miêu tả rất sống, rất thực một không gian trời chiều, chỉ cần dựng lại cái gai nhọn, cứa sấc của những dây thép gai, cũng đủ để tố cáo mãnh liệt tội ác của quân thù. Cái tài hoa của ngòi bút Nguyễn Đình Thi nằm ở chỗ đã miêu tả cái khóc liệt của đất nước trong chiến tranh, đã tố cáo đanh thép kẻ thù bằng những hình ảnh gợi tả, gợi cảm, bằng tiếng nói của một xúc cảm chân thành vừa đau thương, tha thiết vừa quặn thắt, căm hờn.

Bên kia sông Đuống

Ta có đàn con thơ

Ngày tranh nhau một bát cháo ngô

Đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn

Ngòi bút của tác giả còn hướng về đàn con thơ bằng nỗi đau quặn thắt. Chiến tranh gõ cửa từng nhà, từng số phận, ngay cả những đứa trẻ cũng phải chịu tác động ghê góm của chiến tranh. Chỉ cần miêu tả hình ảnh của con trẻ trong chiến tranh cũng đủ là lời tố cáo lớn nhất tội ác của giặc. Không chỉ có những lễ hội, những phong tục tập quá, những truyền thống tốt đẹp bị phá vỡ, không chỉ có những người tham gia trực tiếp vào cuộc chiến bị tổn that mà ngay cả những đứa trẻ vô tội cũng trở thành nạn nhấn. Hình ảnh đứa trẻ hiện lên vừa ngây thơ, đáng yêu, vừa tội nghiệp, đau xót. Bước chân líu ríu và trạng thái ú ớ, thon thót trong cơn mê diễn tả rõ nhất nỗi sợ hãi của con trẻ. Sự đôi lập gay gắt giữa hình ảnh trẻ thơ và chiến tranh tàn khốc đã tố cáo sâu sắc tội ác của quân giặc khi mà trong giấc mơ con trẻ không có khát vọng bình yên, hoài bão hạnh phúc mà là âm thanh đùng đoàng của tiếng súng, là hình ảnh bóng giặc dày vò. Đây chính là những câu thơ giàu giá trị thẩm mĩ tác động sâu sắc đến người đọc.

Thiết tha yêu quê hương đất nước, đau đớn trước sự dày xéo của quân thù, người nghệ sĩ viết về đất nước với cảm hứng quyết chiến quyết thắng, với khát vọng hòa bình và giấc mơ độc lập hạnh phúc

Súng nổ rung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rủ bùn đứng dậy sáng lòa

Đề tài quê hương đất nước là đề tài truyền thống

Hình ảnh đất nước trong cuộc kháng chiến từ trong đau thương, căm hờn đã đứng lên bất khuất, anh hùng đã được diễn tả sinh động trong phần hai của bài thơ. Nguyền Đình Thi đã diễn tả được sự vận động mạnh mẽ của hình tượng đất nước, từ trong gian khổ, tủi nhục, đất nước được đứng lên, từ trong đau thương, gian khó, đất nước được trưởng thành. Tiếng thơ kiêu hãnh, tự hào khi diễn tả sức sống của dân tộc, sự vươn lên kì diệu của đất nước.

Tác giả đã mượn thành ngữ “nước vỡ bờ” để diễn tả khí thế của dân tộc trong đấu tranh. So sánh sức người và sức nước đã thể hiện tư thê' hiên ngang, sức vươn dậy mạnh mẽ của con người dân tộc. Nghe trong câu thơ tiếng ào ạt của bước chân ra trận, sự sục sôi của ý chí quyết chiến, quyết thắng. Sức vóc đất nước đi từ nô lệ đến tự do, từ lầm than đến chiến thắng, từ bóng tối đến ánh sáng, từ nỗi đau đến niềm vui dã được Nguyễn Đình Thi miêu tả trong những lời thơ đầy kiêu hãnh, tự hào. Đất nước vụt lớn, đứng dậy trong hào hùng, vinh quang. Câu thơ tràn ngập âm hưởng sử thi, giàu sắc thái thần thoại, huyền thoại.

Nguyễn Đình Thi đã dựng được bức tượng đài đẹp đẽ, sống động nhất của hình ảnh đất nước trong chiến đấu và chiến thắng. Chiến thắng của dân tộc Việt Nam là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu mồ hôi đã rơi và nỗi đau vò xé. Song chiến thắng ấy cũng là sự kết tinh cao nhất của tình yêu, của tinh thần chiến đấu và khát vọng hòa bình sâu thẳm. Tác phẩm chính là khúc tráng ca hào hùng của dân tộc, từ nô lệ đến tự do, từ buồn thương đến mừng vui, hạnh phúc. Đây chính là sự vận động đẹp đỗ, sâu sắc trong tứ thơ của Nguyễn Đình Thi.

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến đã được tái hiện sinh động trong những dòng thơ đậm chất sử thi. Việt Bắc là đỉnh cao rực rỡ trong sự nghiệp thơ ca Tố Hữu, có khả năng khái quát rộng lớn cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Chết sử thi chính là một phương diện thành công của Việt Bắc. Đến với tác phẩm người đọc như được sông lại không khí hào hùng của dân tộc trong, thời đại chiến tranh cách mạng và nhận ra một sức bút dồi dào, khỏe khoắn của Tố Hữu. Mỗi lời thơ là một nỗi nhớ nhưng được gợi lên đầy hào hùng, anh dũng. Hình ảnh có sức khái quất lớn lao, giúp người đọc hình dung được rừng cây núi đá cùng con người đứng lên kháng chiến. Núi là lũy sắt, rừng là trạn địa để che bộ đội, để vây quân thù. Hình ảnh có khả năng tái hiện hiện thực chiến đấu gian khổ, anh dũng của dân tộc, làm nổi bật tinh thần quyết chiến, quyết thắng, khát vọng cứu nước, cứu nhà, và lòng căm thù giặc sục sôi của con người. Cách sử dụng câu thơ tiểu đối tạo tiết tấu nhịp nhàng chó câu thơ, giúp người đọc hình dung được từng lớp núi, lớp rừng chồng chồng chất chất tạo thành quách kiên cố cho con người trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết một thời oanh liệt như thế vẫn còn vẹn nguyên trong nỗi nhớ của nhà thơ, bởi vậy, các địa danh được gợi lại đầy trân trọng, kiêu hãnh trong nỗi nhớ, niềm yêu của Tố Hữu.

Cả ba cảm hứng đều không được biểu hiện tách bạch mà được hòa quyện nhuần nhuyễn trong cảm xúc của tác giả. Trong đau thương, căm thù có tự hào, yêu thương, có khát vọng quyết chiến, quyết thắng. Âm hưởng anh hùng ca rạo' rực vang lên đầy hào sảng trong các sáng tác, in đậm dấu ấn của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Viết bình luận