Sức hấp dẫn từ truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam

Có ai đọc truyện ngắn củạ Thạch Lam mà không khỏi "rùng mình" trước cơn gió lạnh đầu mùa - cơn Thach Lam? Có ai khổng một lần ngẩn ngơ, bồi hồi trước những lời văn như được chăt chiu từ hương hoàng lan của cuộc đời bình dị? Có ai quên được sự ám ảnh của bóng tối và ánh sáng, của khát vọng sống mãnh liệt trong truyện của ông? Tôi đang đi trên con đường chi chít những dấu chân, con đường vang vọng "tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều", con đường đến với "Hai đứa trẻ".

Câu chuyện được mở ra từ hình ảnh một buổi chiều "phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn". Khoảnh khắc thời gian của buổi chiều muộn đang rực lên nuối tiếc, phả chút ánh hồng hiu hắt vào câu chuyện để rồi chìm vào yên lặng. "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào". Có thể nói, sức hấp dẫn mà người đọc cảm thụ được từ "Hai đứa trẻ" nói riêng và từ truyện ngắn của Thạch Lam nói chung trước hết là lối kể chuyện. Lối kể êm ái, nhẹ nhàng như ru, như làm say lòng người đọc. "Chiều, chiều rồi" tiếng reo khe khẽ ngân lên, một ngày sắp trôi qua thường để lại nhiều dư âm trong lòng người. Và làn gió mang theo "tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng" như khúc ca tiễn biệt "giờ khắc của ngày tàn" càng làm tăng thêm "cái buồn của buổi chiều quê". Cũng từ đây, người đọc được chứng kiến những nấc thang của bóng tối đang ùa về, dần dần chiếm lĩnh trong không gian. Bóng tối dường như là hình ảnh rất quen thuộc trong các tác phẩm của Thạch Lam. Đó là cái tối mịt mùng của "Nhà mẹ Lê", cái tối chập choạng theo bước chân "Cô hàng xén", là cái đêm ngan ngát hương hoàng lan... Nhưng có lẽ chỉ đến "Hai đứa trẻ", cái tối mới có dịp hiện hữu rõ ràng và ấn tượng nhất. Thoạt tiên trời "hơi tối" làm "bóng tối ngập dần" vào đôi mắt Liên, rồi trời "nhá nhem tối" cái tối đậm hơn một chút. Sau đó, phố huyện chìm hẳn vào "bóng tối" theo tiếng cười khanh khách của cụ Thi, và rồi "trời bắt đầu đêm" làm "đường phố và các con ngỡ dần dần chứa đầy bóng tối". Cuối cùng, tất cả chìm vào bóng đêm thăm thẳm, "bóng đêm lồng với bóng người đi về...". Những cung bậc của cái tối cứ tăng mãi lên và rồi con mắt người đọc cũng ngập tràn bóng tối, cái bóng tối ám ảnh, chập chờn. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà Thạch Lam tập trung tả buổi tối và người đọc bị cuốn hút xem đằng sau bóng tối ấy là gì. Muốn vậy thì cũng phải lần theo con đường chi chít dấu chân của không gian ngập đầy bóng tối để chứng kiến một cuộc sống không có ban ngày nơi phố huyện, dường như cũng thức đợi tàu để hiểu rõ cái khát khao ánh sáng, khát khao một cuộc sống tốt đẹp hơn của "chừng ấy người sống trong bóng tối".

Hai đứa trẻ

Không như một số nhà vãn cùng thời mô tả cuộc sống nghèo khổ, khốn khó của những người dân lao động bằng ngòi bút quyết liệt, hướng vào những vấn đề nhức nhối, Thạch Lam rẽ sang một lối khác. Ông chọn những vấn đề bình dị, nhỏ nhặt. Nhưng không vì thế mà chuyện của ông không chan chứa tình cảm nhân đạo. Ngược lại, trên lối đi về của Thạch Lam, người đọc thấm thía được rất nhiều điều, nếu như các nhà văn khác hướng tới sự khổ cực của người dân lao động ở sự đói nghèo, sự tha hóa nhân cách, lên án cái xã hội đè,con người xuống bùn đen thì Thạch Lam tập trung vào thế giới tâm hồn. Ở đó Thạch Lam nắm bắt được những rung cam tinh vi, những biến thái của cảm xúc. Phải chăng điều đó cũng làm nên sức hấp dẫn của "Hai đứa trẻ"?

Thật khó khăn khi phải kể lại chuyện "Hai đứa trẻ". Toàn bộ nội dung có lẽ chỉ nằm gọn trong một câu "Hai đứa trẻ cùng với những người dân phố huyện ngồi đợi chuyến tàu cuối ngày". Nhưng cái tài của Thạch Lam là ở chỗ, chỉ từ một chi tiết "đợi tàu" ấy thôi, ông đã dựng lên được cả đời sống mòn mỏi, héo hắt, nêu bật lên được cái khát vọng sống mãnh liệt của những người dân nơi phố huyện. Những lời thoại trong truyện rất ít, phân bố đều trên từng đoạn và đặc biệt là rất đơn giản nhưng lại rất lôi cuốn người đọc. Chẳng hạn như cuộc đối thoại của hai chị em Liên:

- Em thắp đèn lên chị Liên nhé?

- Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?

- Ừ để chị bảo mẹ mua cái khác thay vào hay giữa Liên và chị Tí:

- Sạo hôm nay chị dọn hàng muộn thế?

- Ôi chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì

- Còn cô chưa dọn hàng à?...

Hầu hết các câu đối thoại mang tính chất lơ lửng, không gây nên sự đột biến cho câu chuyện. Những câu hỏi nêu ra có thể trả lời cũng được mà không cũng chẳng sao. Trước những câu hỏi ấy, người đối thoại thường là "mãi mới chép miệng trả lời", "ngẫm nghĩ rồi đáp", "đáp vẩn vơ" thậm chí "không đáp". Nhưng chính từ những mẩu đối thoại rời rạc ấy, hồn văn của truyện toát lên. Người đọc không biết tới chuyện này, chuyện nọ mà chỉ có một ấn tượng buồn nản, xót thương, thậm chí bực bội vì những câu hỏi bâng quơ không cần thiết phải trả lời và những lời đáp nhạt nhẽo, phẳng lặng. Những ấn tượng đó rất khó gây dựng. Ta nhớ lại cái cảm giác tương tự khi đọc "Tỏa nhị Kiều" của Xuân Diệu, cũng phát bực lên bởi những thứ lỡ cỡ, dở dở ương ương. Chính vì thế mà trong đầu người đọc bật lên câu hỏi "cuộc sống của họ chỉ thế thôi ư". Chúng cũng chỉ quẩn quanh trong "cái ao đời bằng phẳng", mỗi ngày chỉ rung lên nhẹ bang khi chuyến tàu qua. Đó chính là thành công của Thạch Lam. Với nhân vật Liên, người đọc cứ tưởng rằng mình vẫn rung theo trạng thái của nhân vật, cứ tưởng là đã hiểu được nhân vật. Nhưng chẳng có gì ngoài những nhận xét như "Liên không hiểu sao...", "Liên tưởng là..", "Tam hồn ngây thơ cua Liên có những cảm giác mơ hồ khó hiểu", "Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi...". Và người đọc cứ thế "cố hiểu" những điều nhan vật "không hiểu". Đó cũng lại là thành công của Thạch Lam.

Bóng đêm như một cái chảo đen khổng lồ từ từ ụp xuống phố huyện. Nhưng trong cái không gian đen đến não nùng ấy vẫn còn chút ít ánh sáng. Và dẫu chúng xuất hiện rất nhỏ nhoi nhưng cung đủ sức làm ấm hồn người đọc. Ánh sáng từ những nơi đâu? Đó là ánh sáng phát ra từ đèn "trong nhà bán phở Mĩ, đèn Hoa Kì leo lét trong nhà ông Cửu và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách...". Người đọc như bị cuốn theo cái nhìn của Liên. Cả phố huyện mà con mắt Liên chỉ điểm qua vài ba nhà, con mắt cô có lẽ đã thuộc đến tùng trạng thái chiếu sáng của các loại đèn ấy. Bởi vì cũng chỉ có bấy nhiều ánh sáng thôi. Ánh mắt Liên tìm kiếm nguồn sáng trên vũ trụ bao la với "vòm trời hàng ngàn ngôi sao lấp lánh lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là trên mặt đất...". Chao ôi ánh sáng được chắt chiu đến từng chút, tỏa ra từ những con đom đóm. Và sức sáng của "hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh" cũng chỉ đủ sáng để "lẫn với vệt sáng" của đom đóm mà thôi. Vì thế mà "chỉ một lát hai chị em lại chúi nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí". Cái "chúi nhìn" thật tội nghiệp. Cuối cùng thì nguồn ánh sáng đáng kể nhất chỉ tụ lại trong "ngọn đèn lay động" ấy thôi. Thỉnh thoảng trong câu chuyện cũng xuất hiện vài ba lời reo vui nho nhỏ:

- Kìa hàng phở của bác Siêu đã hết kia rồi.

- Đền ghi đã ra kia rồi.

- Dậy đi, An. Tàu đến rồi.

Nhưng ngay lập tức, những niềm vui bé bỏng ấy cũng bị nhấn chìm. Bởi những bát phở kia tuy thơm thật đấy nhưng đối với chị em Liên đó là "một thứ quà xa xỉ" mà chúng "không bao giờ mua được". Trong kí ức của hai đứa trẻ thì "những thức quà ngon, lạ", "những cốc nước lạnh xanh đỏ" chỉ còn là kỉ niệm khi chúng ở Hà Nội, khi mà "mẹ Liên nhiều tiền". Chính vì thế, giờ đây, dưới phố huyện buồn thảm này, Hà Nội hiện lên là "một vùng sáng rực và lấp lánh". Kí ức của chị em Liên về Hà Nội không rõ rệt nhưng hẳn phải đẹp và hạnh phúc lắm, nên mỗi khi nhớ thì Hà Nội hiện lên rực rỡ và đặc biệt là ngập tràn ánh sáng. Hà Nội tựa như một miền cổ tích. Đối với chị em Liên, vũ trụ với dải sao Ngân Hà và con vịt theo sau ông thần Nồng không đủ sức tạo nên miền cổ tích như Hà Nội, cho nên chúng nhìn vòm trời thăm thẳm kia như "đầy bí mật và xa lạ". Dường như cánh cửa theo giấc mơ cổ tích đã khóa chặt trước những đôi mắt ngây thơ ấy. Chính vì vậy, hai đứa trẻ hướng đến một miền cổ tích gần gụi hơn, miền cổ tích mang theo chút ánh sáng của Hà Nội: Chuyến tàu đêm. Chuyến tàu đem được quan sát đón chờ rất háo hức. Từ "ngọn lửa xanh biếc sát mặt đất như ma trơi" của đèn ghi rồi đến "tiếng còi xe lửa" vang trong "đêm khuya kéo dài trong gió xa xôi". Long trọng nhất là khi đoàn tàu chạy qua; chúng nghe thấy "tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi", "làn khói bừng sáng trắng", "tiếng hành khách ồn ào khe khẽ", "tiếng còi đã rít lên" và "đoàn tàu rầm rộ đi tới". Nhưng rồi đoàn tàu cũng vụt qua rất mau, chỉ kịp để chị em Liên nhìn thấy "các toa đèn sáng trưng"; "đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng". Đoàn tàu đã trở thành một cỗ xe cổ tích và cũng vụt biến đi rất nhanh.

Cuộc sống nghèo khổ

Niềm vui cũng giảm hẳn bởi vì "chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn". Cả phố huyện lặng đi như một tiếng thở dài rồi chìm nghỉm trong yên lặng. Đêm nào chị em Liên và những người dân phố huyện cũng thức đợi tàu. Không chỉ để bán được chút gì đó mà còn để thế giới nơi phố huyện sáng lên trong giây phút. Mỗi đêm, khi đoàn tàu đi qua như phả vào phố huyện hơi thở nồng nàn của sự sống. Và những người dân lầm lũi thắp lên tia hi vọng về một cuộc sống mới tươi đẹp hơn sẽ có ngày đến với họ, dù rằng hi vọng ấy chỉ leo lét như ngọn đèn trên chõng của chị Tí, chỉ như những "hột sáng lọt qua phên nứa" mà thôi. Tôi chợt nhớ đến những câu thơ Huy Cận viết:

"Đứt ruột cha ông trong cái thuở

Cuộc sống dậm chân hoài một chỗ

Bao nhiêu hi vọng thúc bên sườn

Héo tựa mầm non thiếu ánh dương"

Cuộc sống nơi phố huyện này cũng như vậy. Ngày gối ngày vẫn chỉ quẩn quanh thế thôi. Chị em Liên và còn biết bao đứa trẻ khác, "những đứa trẻ nhà nghèo ở ven chợ", "thằng con bò ra đất" nghịch "nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường" của vợ chồng bác xẩm, cũng có khác gì "những mầm non thiếu ánh dương". Nhưng những mầm non ấy vẫn lặng lẽ lớn trên mảnh đất khô cằn như thiếu đi hơi thở sự sống nơi phố huyện. Bởi vì mọi người vẫn còn hi vọng, dù mỏng manh thì vẫn cứ là hi vọnệ. Bởi vì tròng tâm hồn những con người nơi đây vẫn thấy yêu cuộc đời. Chang phải thế sao? Nếu không yêu cuộc đời, làm sao Liên còn nhận ra được cái mùi riêng của đất, của quê hương quen thuộc từ "mùi âm ẩm bốc lên" giữa cái "hơi nóng của ban ngày lẫn mui cát bụi"? Nếu không còn hi vọng vào cuộc đời, làm sao Liên cảm nhận được cái "đêm mùa Hạ êm như nhung"; còn có được cái nhìn trong trẻo "qua khe lá của hàng ngàn sao lấp lánh"? Tôi chợt nhớ đến câu chuyện về một em bé tật nguyện đã nghĩ ra một trò chơi. Em lấy kim châm thành các lỗ nhỏ hình các con vật lên lá bàng rồi qua đó nhìn lên bầu trời xanh. Em bé đó cũng giống như chị em Liên vậy. Và nếu không yêu cuộc đời, họ còn thức đợi chuyến tàu hàng đêm để làm gì? Hình ảnh những kiếp sống mòn mỏi, lay lắt nơi phố huyện vẫn bám trụ vào cuộc đời như rễ cây mỏng, manh cắm sâu vào lòng đất đã thể hiện tính nhân đạo rất sâu sắc.

Câu chuyện mở ra bóng tối và khi khép lại vẫn ngập đầy bóng tối. Bóng tối len lỏi vào trong tận những giấc mơ, ngập vào giác ngủ yên tĩnh của Liên. Cả phố huyện ngập trong bóng tối, tịch mịch, yên tĩnh và trong cái nền tối ấy tồn tại chông chênh những số phận con người. Hiện thực cuộc sông được lọc qua khối thủy tinh trong suốt, mong manh và không quen va chạm với những xung đột, mâu thuẫn khắc nghiệt - tâm hồn Thạch Lam. Đọc truyện của Thạch Lam, ta hiểu được vì sao ông cho rằng "Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường" (Theo dòng). Và cô bé Liên chính là một trái cây chín sớm bởi nắng gió cuộc đời đã hiện ra với cốt cách An Nam ấy.

Trang sách đã gấp lại, nhưng không hiểu sao còn vang vọng mãi trong tôi tiếng trống thu không loang rộng vao không gian. Một phương Tây đo rực như lửa, một bầu trời đen như nhung với hàng ngàn ngôi sao lấp lanh... một ánh mắt đau đáu dõi theo chuyến tàu đêm đã xa khuat, ánh mắt thẳm sâu như một lời hứa đợi.

Viết bình luận