Tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị

1. Tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị đối với bạn.

a. Bạn đến thăm nhà em. Em mở cửa và mời bạn vào chơi.

b. Em thích một bài hát mà bạn đã thuộc. Em nhờ bạn chép lại cho mình.

c. Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học. Em yêu cầu (đề nghị) bạn giữ trật tự để nghe cô giáo giảng bài.

1.1. Hướng dẫn:

Em đọc kĩ yêu cầu của các bài tập, suy nghĩ những nội dung, yêu cầu mà bài tập đưa ra, để xác định những câu nói sao cho phù hợp với mục đích, hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp.

- Mục đích giao tiếp: Mời, nhờ hay yêu cầu đề nghị.

-Hoàn cảnh giao tiếp: Giao tiếp (nói chuyện với nhau) xảy ra trong hoàn cảnh nào? địa điểm ở đâu (ở nhà mình hay đang vui chơi, học nhóm hoặc trong lớp học? v.v...

- Đối tượng: Bạn thân, bạn cùng học, bạn mới quen...

- Xác định những yếu tố trên, để định ra nội dung nói, từ ngữ dùng trong lời nói cho phù hợp, nhằm đạt được mục đích của cuộc giao tiếp.

Tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị

1.2. Gợi ý:

Em có thể dùng những lời gợi ý sau đây để tham khảo:

a. Bạn đến thăm nhà, em mở cửa và mời bạn vào chơi:

- Chào Vân, học bài xong, mình ghé thăm Vân. Vân không bận gì chú?

- Chào Ngọc, cậu vào nhà đi. Mình mừng quá!

- Chào Thịnh, cậu vừa mới đến hả? Mình cũng đang định đến thăm cậu đây. May quá! Thôi, vào đi Thịnh!

b. Em thích một bài hát mà bạn đã thuộc. Em nhờ bạn chép lại dùm cho mình.

- Loan này! Mình nhờ Loan chép hộ cho mình bài hát này nhé!

- Ngân ơi! Làm ơn chép hộ mình bài hát mà cậu đã hát trong buổi sinh hoạt lớp tuần trước. Mình thích bài đó lắm!

c. Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học. Em yêu cầu (đề nghị) bạn giữ trật tự để nghe cô giáo giảng bài.

- Thành ơi! Đừng nói chuyện nữa để chúng mình nghe cô giáo giảng.

- Thịnh à! Chút nữa ra chơi rồi hãy nói, im lặng cho mình nghe cô giảng bài, phần này quan trọng lắm.

- Hùng ạ! Đang giờ học đừng nói chuyện nữa.

2. Trả lời câu hỏi

a. Cô giáo (hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì?

b. Tình cảm của cô (hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào?

c. Em nhớ nhất điều gì ở cô (hoặc thầy)?

d. Tình cảm của em đối với cô giáo (hoặc thầy giáo) như thế nào?

2.1. Hướng dẫn:

Em đọc kĩ nội dung của các câu hỏi, xác định nội dung hỏi về điều gì? Suy nghĩ đê có câu trả lời đúng theo yêu cầu câu hỏi.

2.2.Gợi ý:

Em có thể trả lời theo gợi ý sau:

a. Cô giáo (hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên gì?

- Cô giáo (hoặc thầy giáo) lớp một của em tên là (có

thể ghi cả họ tên của cô giáo) hoặc thầy giáo. Nếu không còn nhớ họ của cô (thầy giáo) thì tên ghi cô giáo (thầy giáo)....

b. Tình cảm của cô (hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào?

- Tình cảm của cô (hoặc thầy) đối với học sinh là tình yêu thương của một người mẹ đối với những đứa con gần gũi, quan tâm, chăm sóc hết lòng vì học sinh thân yêu của mình.

- (Hoặc) tính cách của cô (hoặc thầy) đối với học sinh là tình cám thầy trò, gắn bó yêu thương, thắm thiết.

thực hành yêu cầu mời, đề nghị

3. Dựa vào các câu trả lời ở bài tập 2, em hãy viết một đoạn văn khoảng 4-5 câu nói về cô giáo (hoặc thầy giáo cũ của em).

3-1. Hướng dẫn:

Dựa vào ý của các câu trả lời ở bài tập 2, em hãy suy nghĩ để tìm từ ngữ diễn đạt tình cảm, nhận thức của mình về cô giáo (thầy cô) cũ cúa mình

3-2. Gợi ý:

Em có thế viết đoạn văn như sau:

“Đó là cô giáo Huỳnh Thị Bích Vân đã dạy em trong những ngày đầu em cắp sách đến trường. Cô như một người mẹ hiền dìu dắt chúng em trưởng thành theo năm tháng, không khác gì mẹ cúa chúng em ở nhà. Em nhớ rất rõ nét chữ, giọng đọc cùa cô sao mà mềm mại, ngọt ngào tha thiết đến lạ. Em có được nét chữ đẹp, vừa đúng mẫu, vừa mềm mại như bây giờ, phần nhiều là do cô rèn luyện, có giọng đọc đúng, hay cũng là nhờ cô hướng dần, uốn nắn đấy. Cả lớp em, dù bây giờ không học cô nữa nhưng ai cũng nhớ cô, kính yêu cô như thuở nào. Ước gì mai sau em cũng làm cô giáo như cô Bích Vân?

Viết bình luận