Thuyết minh về truyện Chuyện chức phản sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục - Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ). (Yêu cẩu viết bài văn)

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một tác phẩm thành công trong công việc xây dựng nên hình tượng người trí thức đất Việt khẳng khái, cương trực chống lại cái ác và gian tà. Cùng với những tác phẩm khác, truyện đã góp phần làm nên sức sống của Truyền kì mạn lục - một áng “thiên cổ kì bút”.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một tác phẩm thành công trong công việc xây dựng nên hình tượng người trí thức đất Việt khẳng khá

Tác giả Nguyễn Dữ là người Gia Phúc, Hồng Châu, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, là học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống vào khoảng cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. Cha ông là tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Nguyễn Dữ thi đỗ Hương tiến (tương đương với Hương công, cử nhân), làm quan ở Thanh Tuyền. Chưa đầy một năm, ông từ quan với lí do về phụng dưỡng mẹ già, từ đấy không hề bước chân tới thành thị. Tương truyền Truyền kì mạn lục được viết trong thời gian ông ở chốn lâm tuyền này.

Truyện được viết theo thể loại truyền kì. Đây là loại truyện có nguồn gốc từ Trung Quốc, được truyền vào Việt Nam, cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI. Truyện truyền kì Việt Nam mang đậm chất dân gian, yếu tô' hiện thực và tính nhân văn sâu sắc.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên được rút từ tập Truyền kỉ mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyền kì mạn lục viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời ở nửa đầu thế kỉ XVI. Tên tác phẩm có nghĩa là: Tập sách ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền nhưng tác phẩm thực sự là một sáng tác văn học với sự gia công, hư cấu, sáng tạo, trau chuốt của Nguyễn Dữ. Các truyện hầu hết đều lấy bối cảnh hiện thực ở thời Lý, Trần, Hồ, Lê. Bóc đi cái vỏ hoang đường là hiện thực xã hội phong kiến mà tác giả muốn vạch trần phê phán. Qua tập truyện, người đọc thấy được số phận bất hạnh của người phụ nữ, đồng thời đề cao tinh thần dân tộc, phẩm chất của người trí thức. Truyền kì mạn lục là một tác phẩm đứng đầu trong thể loại truyền kì ở Việt Nam.

Nhân vật chính của truyện là Ngô Tử Văn - một người khẳng khái, chính trực, thấy sự gian tà thì không chịu được. Căm giận tên quái vốn là tướng giặc họ Thôi đã chiếm đền của Thổ Công để nhiễu hại dân lành, Tử Văn châm lửa đốt ngôi đền đó. Tử Văn về nhà và lên cơn ôm sốt. Trong cơn mê, chàng đã mơ thấy bách hộ họ Thôi đến đòi xây trả ngôi đền, nếu không hắn sẽ kiện tới Diêm Vương. Sau đó, Thổ Công cũng hiện tới nói rõ sự thật và bày cho chàng cách đối phó với yêu quái. Tử Văn bệnh nặng rồi mất. Quỷ sứ đã đưa linh hồn chàng xuống gặp Diêm Vương. Đứng ở công đường chốn minh ti, Tử Văn khảng khái đến cùng để vạch trần bộ mặt giả dốì của. tên tướng giặc bại trận. Tên yêu quái hoảng sợ giảng hòa nhưng Diêm Vương đã sai người điều tra và trừng phạt hắn, bia mộ hắn bị nổ tung. Tử Văn trở về nhà chưa được một tháng thì Thổ Công đến đề nghị chàng nhận chức phán sự ở đền Tản Viên. Tử Văn sau đó không bệnh mà chết. Có một người quen cũ tình cờ đã nhìn thấy chàng “chắp tay thi lễ” trong xe ngựa của quan Phán sự rồi thoắt cái lại biến mất trong sương.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên có nội dung ngợi ca Ngô Tử Văn - hình ảnh một người trí thức nước Việt yêu nước, dũng cảm, khẳng khái chống lại gian tà, bảo vệ cho thổ thần đất Việt. Hành động đốt đền của chàng không phải vì danh, vì lợi, vì sự liều lĩnh nhất thời mà thể hiện sự cương trực muốn vì dân mà trừ hại. Hơn thế nữa, hành động đó còn mang một tinh thần dân tộc cao cả nhằm bảo vệ cho đền thờ của một vị tướng đã có công với nước. Tính cách ngay thẳng của Ngô Soạn đã được thể hiện nhất quán trong nhiều tình huống thử thách. Đến vương phủ, dù bị đe dọa, vu cáo (“tội ác sâu nặng không dự vào hàng khoan giảm”), dù bị sỉ nhục (“tên này bướng bỉnh, ngoan cố), rồi bị Diêm Vương mắng và uy hiếp, Tử Văn vẫn kiên cường đến cùng để bảo vệ cho lẽ phải. Thái độ đồng tình, ủng hộ, ngợi ca sự cứng cỏi, ngay thẳng của tác giả với Ngô Tử Văn còn được bộc lộ trực tiếp ở lời bàn cuối tác phẩm: kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Lời bàn là sự tranh luận quan, điểm của tác giả với quan điểm của người xưa. Qua đó, khẳng định một cách mạnh mẽ quan điểm của tác giả: kẻ sĩ phải dũng cảm đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ công lí.

Tác phẩm còn gửi gắm ước mơ công lí, thể hiện niềm tin ở sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, cái chính với cái tà. Cuộc đấu tranh quyết liệt không khoan nhượng giữa Tử Văn và hồn ma tên tướng bại trận có một kết thúc có hậu giông như trong chuyện cổ tích: người thiện (Tử Văn) cuối cùng chiến thắng, được giữ chức phán sự ở đền Tản Viên. Còn kẻ gian tà (hồn ma tên tướng giặc) bị nhốt vào ngục Cửu u, hài
cốt tan thành như cám. Nhận chức phán sự, Tử Văn trở thành người bảo vệ công lí, đó chính là mơ ước cao nhất của nhân dân muôn có một người quang minh chính đại, đại biểu của nhân dân và bảo vệ công lí cho nhân dân.

Truyện được viết theo thể loại truyền kì

Đặt vào bối cảnh lịch sử của thời đại Nguyễn Dữ (khoảng cuốì thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI), khi chế độ phong kiến bắt đầu suy tàn, nội chiến Lê - Mạc xảy ra, truyện còn mang một giá trị hiện thực sâu sắc. Thế lực ma quỷ, thần linh trong truyện phần nào phản ánh thế lực cường quyền phong kiến bè phái với nhau hãm hại dân lành. Đồng thời, truyện còn lên án lũ giặc ngoại xâm đã chết vẫn còn quấy nhiễu nhân dân.

Với những nội dung trên, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên mang một giá trị nhân văn cao đẹp. Bên cạnh đó, truyện còn phản ánh được tư tưởng tích cực, tiến bộ của Nguyễn Dữ về cuộc sống qua hình tượng kẻ sĩ tích cực - Ngô Tử Văn. Tuy lui về ở ẩn chốn lâm tuyền, nhưng tâm hồn Nguyễn Dữ vẫn gắn bó với cuộc đời.

Giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện là ở sự kết hợp thành công yếu tố ảo và thực. Câu chuyện diễn ra đầy tính chất li kì bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ với những việc khác thường: người chết đi sống lại từ dương gian xuống địa phủ, từ cõi âm lại về cõi dương. Nhưng chuyện lại có vẻ như rất thực bởi cách dẫn người, dẫn việc cụ thể đến cả họ tên, quê quán và thời gian, địa điểm diễn ra sự việc (lai lịch tên tướng giặc cho thấy bối cảnh câu chuyện diễn ra vào thời giặc Minh xâm chiếm nước ta vào năm 1407 - 1427; Tử Văn đi nhận chức phán sự vào năm Giáp Ngọ 1417). Yếu tố kì ảo giúp câu chuyện thêm phần li kì, hấp dẫn. Yếu tố thực làm tăng tính xác thực, làm câu chuyện có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Bên cạnh đó, truyện còn được kể một cách hấp dẫn nhờ sự tổng hòa các phương diện nghệ thuật từ cốt truyện đến bố cục tình tiết. Cốt truyện được kết cấu như một xung đột có mở đầu, phát triển, kết thúc. Nhân vật được khắc họa với tính cách đậm nét, sắc cạnh. Tử Văn cương trực, thẳng thắn; hồn ma bách hộ họ Thôi xảo quyệt, gian trá. Việc khắc họa tính cách nhân vật góp phần làm thể hiện rõ chủ đề câu chuyện: cuộc đấu tranh giữa chính nghĩa và gian tà. Tình tiết li kì, hấp dẫn đan cài tự nhiên, hàm súc. Ngôn ngữ linh hoạt, đa dạng bao gồm lời đối thoại của nhân vật, lời kể của tác giả, lời bình (cuối truyện). Lời bình ở cuối truyện vừa hé lộ chủ đề câu chuyện vừa giúp ta thấy rõ ý nghĩa tích cực trong tư tưởng nhà nho.

Với những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật đặc sắc, “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” đã đem đến thanh công cho Truyền kì mạn lục và đánh dấu bước phát triển quan trọng của văn xuôi tự sự bằng chữ Hán, của thể loại truyền kì. Truyện hấp dẫn với mỗi chúng ta bởi nó dạy ta thế nào là lòng dũng cảm và vì sao phải dũng cảm đấu tranh chông lại cái xấu và cái ác. Truyện đem đến cho ta niềm tin vào cuộc sống, vào sự chiến thắng của chính nghĩa.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là bài ca chiến đấu và chiến thắng hào hùng của kẻ sĩ cương trực giữa đời. Hơn thế nữa, truyện còn đem đến cho ta bài học nhân sinh: phải biết dũng cảm đấu tranh với cái ác, cái xấu cho cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn.

Viết bình luận