Trình bày hiểu biết của anh (chị) về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu
Tố Hữu là một trong những nhà thơ Cách mạng xuất sắc của VHVN.. "Thơ Tố Hữu là thơ của một chiến sĩ cách mạng, thơ của một nhà Cách mạng làm thơ" (Xuân Diệu). Thơ ông nối tiếp truyền thống thơ ca Cách mạng đầu thế kỷ và phát triển lên thành dòng thơ trữ tình chính trị của thời đại mới.
Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ra tại Thừa Thiên Huế. ông thân sinh là một nhà nho nghèo nhưng rất yêu thơ, ham sưu tầm ca dao, tục ngữ. Từ nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo lối cổ, phải chăng vì thế mà thơ ông luôn luôn phảng phất một chút hương vị truyền thống, một chút hương đồng gió nội và rất nhiều bài thơ của ông được làm theo thể thơ lục bát - thể thơ truyền thống của dân tộc. Mẹ của nhà thơ cũng là con của một nhà nho, rất yêu ca dao, dân ca xứ Huế và giàu lòng thương con. Nhà thơ mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi, một năm sau lại phải xa gia đình vào trường Quốc học Huế. Có lẽ bởi thế mà quê hương, gia đình có một ảnh hưởng rất lớn tới tâm hồn thơ của Tố Hữu.
Lớn lên trong cảnh "phận nghèo, nước mất, dân nô lệ" nhưng Tố Hữu đã được Đảng giác ngộ và dìu dắt. Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng. Nhà thơ đã từng bị cầm tù qua các nhà lao Thừa Thiên, Tây Nguyên... Nãm 1945, Tố Hữu trở thành Chủ tịch Uỷ khởi nghĩa ở Huế. Trong hai cuộc kháng chiến chông Pháp, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp Cách Mạng, "là hình thức tươi đẹp của hoạt động Cách Mạng", ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I - 1996.
Cuộc đời Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đời đấu tranh cách mạng nên các chặng đường thơ của ông cũng song hành với các giai đoạn đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và phát triển trong nghệ thuật của nhà thơ.
Đầu tiên có lẽ không thể không nhắc đến tập thơ "Từ ấy" với ba phần "Máu lửa", "Xiềng xích" và "Giải phóng" tương ứng với ba chặng đường trong mười năm hoạt động Cách mạng của nhà thơ. "Máu lửa" là tiếng ca hớn hở của một tâm hồn được giác ngộ lý tưởng:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim"
Tố Hữu đã nhận ra sự áp bức, bất công của xã hội và thân phận của con người lao khổ. Ông hướng tâm hồn mình đến cảm thống với những Em bé mồ côi, Lão đầy tớ, Cô gái giang hồ, Em bé đi ở...và khơi dậy trong họ lòng căm thù, ý chí quyết tâm chiến đấu vì Tổ quốc, vì tương lai đất nước.
Nếu "Máu lửa” là tiếng ca reo vui của một tâm hồn chiến sĩ mới được giác ngộ lý tưởng thì "Xiềng xích" lại là bản quyết tâm thư của người chiến sĩ Cách mạng xác định lập trường, tư tưởng kiên định, quyết tâm không chịu khuất phục trước kẻ thù. Đó còn là một tâm hồn luôn thiết tha yêu đời, yêu sự sống, khát khao tự do và hành động. "Xiềng xích" được coi là phần đặc sắc nhất của tập thơ “Từ ấy”.
Cách mạng tháng Tám thành công, Tố Hữu niềm vui trong chiến thắng đã viết nên phần "Giải phóng" say sưa ngợi ca thắng lợi của dân tộc, ngợi ca độc lập, tự do. Ông ngây ngất trong niềm vui bất tuyệt với cảm hứng dâng trào trước cuộc đời vĩ đại của nhân dân, của dân tộc.
Nếu như trong giai đoạn này, thơ Tố Hữu là "bó hoa lửa" lộng lẫy, nồng nàn thì mười năm sau đó, khi Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới thì tập thơ Việt Bắc lại như bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác của người thi sĩ. Nhà thơ "cùng đắm minh vào đời sống chiến đấu lao động hàng ngày của quần chúng và tiếng nói của anh càng đượm hơi ấm của quần chúng" (Đặng Thai Mai). Tập thơ "Việt Bắc" (1947 - 1954) là bản hùng ca ca ngợi kháng chiến anh hùng và những con người bình dị mà anh dũng, quả cảm đã góp phần làm nên chiến thắng. Tập thơ còn ca ngợi lòng yêu nước, tình đồng bào, tình quân dân, tình cảm miền ngược miền xuôi và hơn cả là niềm tin vào ngày mai tươi sáng. Vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chông Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng hào hùng của dân tộc đã chắp cánh cho hồn thơ Tố Hữu bay bổng với cảm hứng sử thi mang hào khí thời đại. Chính vì thế, tập thơ "Việt Bắc" đã trở thành một trong những thành tựu xuất sắc nhất của văn học kháng chiến chống Pháp.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược mới đó là xây dựng CNXH ở miền Bắc và giải phóng miền Nam tiến tới thống nhất nước nhà:
"Rộn ràng thay cảnh quê hương
Nửa công trường, nửa chiến trường xôn xao”
Tập thơ "Gió lộng" ra đời đã theo sát nhiệm vụ chính trị của dân tộc nhưng đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào, sự tin tưởng vào công cuộc xây dựng và giải phóng nước nhà. Trong niềm vui với cuộc sống hiện tại, Tố Hữu không quên nghĩ về người đi trước, ông luôn cố gắng bày tỏ lòng biết ơn đốì với lớp cha anh đã ngã xuống để đấu tranh cho Tổ quốc, ân tình Cách mạng ngày càng thấm thía.
Hai tập thơ "Ra trận" và "Máu và Hoa" là những chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm chông Mỹ quyết liệt và hào hùng của dân tộc cho đến ngày toàn thắng. Thơ Tố Hữu lúc này như khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công và lời kêu gọi, cổ vũ hào hùng cả dân tộc "khắp thành thị nông thôn" vùng lên "đập tan đáu Mỹ, Ngụy”. Ta không thể quên Trường ca Theo chân Bác" mà nhà thơ đã viết nên để ca ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh trên chặng đường giải phóng dân tộc:
"Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình, cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa. "
Tập thơ "Máu và Hoa" là suy ngẫm của nhà thơ về những hi sinh to lớn của dân tộc để tạo nên những chiến công chói lọi của lịch sử. "Máu và Hoa" chính là hình ảnh tượng trưng để rồi "Phải bao máu thấm trong lòng đất. Mới ánh hồng lên sắc tự hào":
"Ta lại về ta, những đứa con
Máu hòa trong máu, đỏ như son.
Sài Gòn ơi, Huế ai! Xin đợi
Vẫn còn đó, là cả một niềm tin son sắt!"
Thơ Tố Hữu là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái tứ toàn bài làm chính. Trải qua những thay đổi, những trải nghiệm ở đời, nhà thơ đã muốn bày tỏ những suy tư về cuộc sống, về lẽ đời.Có lẽ vì thế mà giọng thơ của ông trở nên trầm lắng và đậm chất suy tưởng trong hai tập thơ “Một tiếng đờn”(1992) và “Ta với ta”(1999)
“Có nỗi đau nào đau khổ hơn
Trái tim tự xát muối ghen hờn
Em ơi! Nghe đó... trong đêm lạnh
Đằm thẳm bên em một tiếng đờn”
Tố Hữu và chặng đường thơ của ông nói cho cùng cũng là lòng yêụ nước thiết tha, là tình cảm dạt dào vô bờ bến dành cho quê hương, đất nước. Những tập thơ đi cùng năm tháng đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng các thế hệ độc giả. Những vần thơ dù rất nhiều những tìm tòi hiện đại nhưng vẫn giữ được màu sắc dân tộc. Tất cả đều đáng để ta trân trọng, nâng niu và gìn giữ.
Viết bình luận