Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của bài tiểu luận Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Phạm Văn Đồng (1906 - 2000) quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm (1925), từng bị địch bắt và đày ra Côn Đảo (1929 - 1936). Ra tù, ông tiếp tục hoạt động cách mạng. Ông tham gia ủy ban Dân tộc giải phóng, Chính phủ lâm thời tháng 8 năm 1945, và sau đó, ông liên tục giữ nhiều trọng trách trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước như Bộ trưởng Bộ ngoại giao (1954), Thủ tướng Chính phủ (1955 - 1981), Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1987),...

Ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Phạm Văn Đồng vừa là một nhà cách mạng lớn của nước ta trong thế kỉ XX vừa là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lí luận văn hóa, văn nghệ lớn. Ông đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, văn nghệ nước nhà, có nhiều ý kiến chỉ đạo đường lối phát triển của nền văn học nghệ thuật mới. Ông đã viết nhiều bài nghị luận độc đáo, đặc sắc về Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh,... mà tiêu biểu là bài tiểu luận Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.

Bài viết về Nguyễn Đình Chiểu của Thủ tướng Phạm Văn Đồng được hoàn thành tháng 7 - 1963. Đây là giai đoạn nhân dân ta đang tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Không khí nặng nề u ám bao trùm toàn miền Nam sau những năm 1954 - 1959 khi quân Mĩ xâm lược và chính quyền Ngô Đình Diệm triển khai quốc sách tố cộng, diệt cộng, truy nã những người kháng chiến cũ, bức hại thân nhân của họ, lê máy chém khắp miền Nam thực thi Luật 10/59, bắt bớ tù đày và -gây ra nhiều vụ tàn sát đẫm máu đồng bào ta. Đầu những năm sáu mươi, đế quốc Mĩ can thiệp sâu vào miền Nam bằng cách đưa thêm hàng vạn quân, tính đến tháng 5 - 1965 đã có 543.000 quân Mĩ có mặt tại miền Nam. Trước tình hình đó, hàng loạt phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam nổi lên chống đế quốc Mĩ xâm lược, đặc biệt là phong trào của công nhân, học sinh, sinh viên.... Một số nhà sư, nữ sinh tự thiêu để phản đối chính quyền Mĩ - Diệm. Ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu vào thời điểm đó là một việc làm hết sức có ý nghĩa.

Ngôi sao sáng

Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc là một bản nghị luận tiêu biểu, sâu sắc của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (3 - 7 - 1888) - người chiến sĩ yêu nước trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Bài viết được in ở Tạp chí văn học, số 7 - 1963. Bài viết vừa để tưởng nhớ Nguyễn Đình Chiểu, vừa đế định hướng, điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá về Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông; khơi dậy tinh thần yêu nước trong thời đại chống Mĩ cứu nước, giải phóng miền Nam. Đồng thời, bài viết còn muốn khôi phục giá trị đích thực của tác phẩm Lục Vân Tiên - một tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, được coi là Truyện Kiều của miền Nam - và thể hiện mối quan hệ giữa người nghệ sĩ chân chính và hiện thực cuộc đời.

Viết bình luận