Trong cuộc đối thoại với Đế Thích, nhân vật Hồn Trương Ba (Vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ) có nói: “Không... cần biết!”. Lởi thoại đó của nhân vật mang ý nghĩa gì?

Đề bài:

Trong cuộc đối thoại với Đế Thích, nhân vật Hồn Trương Ba (Vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ) có nói: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt, ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”. Lởi thoại dó của nhân vật mang ý nghĩa gì?

Bài làm:

Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Vào những năm tám mươi của thế kỉ XX, sự chuyển biến mạnh mẽ của xã hội và văn học đã đặt ra yêu cầu đối với các tầng lớp nhân dân nói chung và văn nghệ sĩ nói riêng phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của bản thân nhằm giải phóng tư tưởng và sức lao động của con người. Số phận con người, vấn đề cá nhân cần được khám phá toàn diện. Trong hoàn cảnh đó, Lưu Quang Vũ đi theo tiếng gọi của thời đại đã dựa trên một câu chuyện cổ của dân gian để viết vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Vở kịch đã đặt ra nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội lúc đó. Trong cuộc đối thoại với Đế Thích, nhân vật Hồn Trương Ba có nói: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn... sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”. Lời thoại đó của nhân vật mang những ý nghĩa rất sâu xa.

Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được viết từ 1981 đến 1984 ra mắt công chúng. Trương Ba làm nghề trồng vườn, khoảng hơn 50 tuổi, chất phác, cần cù, yêu vợ, thương con cháu. Do thái độ làm việc tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu (Thiên đình), Trương Ba bị chết bất ngờ. Vì thương quý Trương Ba đã từng chơi cờ với mình nên Đế Thích (vị tiên nổi tiếng cao cờ) đã cho hồn Trương Ba nhập vào thân xác anh hàng thịt (vừa chết được một ngày) để được sống lại. Thế là hồn Trương Ba vẫn giữ nguyên vẹn nhưng phải trú ngụ ở thân xác anh hàng thịt. Điều trớ trêu bất hạnh cũng bắt đầu xảy ra. Hồn Trương Ba không thể sống chung với vợ người hàng thịt. Về nhà mình, hồn Trương Ba cũng không được vợ, con, cháu và bạn bè quý mến, yêu thương vì thân xác thô kệch, tính cách thô thiển của anh hàng thịt. Trương Ba rất đau khổ. Cuối cùng Trương Ba quyết định xin Đế Thích cho anh hàng thịt và cu Tị (bạn cháu mình) sống lại, mình thì chết hẳn không nhập vào xác của ai nữa.

Lời thoại trên của nhân vật nói với Đế Thích khi Đế Thích đề nghị để hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị.

“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”, nhận định này mang tư tưởng triết học sâu sắc, nó phản ánh đòi hỏi của sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, giữa tư tưởng và biểu hiện, hành động. Được sống theo đúng bản chất của mình là một nhu cầu, một quyền lợi thiêng liêng của con người. Việc sống nhờ, sống dựa vào thân xác anh hàng thịt khiến hồn Trương Ba không được sống thực với con người mình. Có câu “ở đời không nên dựa hơi ai mà thở” bởi khi đó, con người tồn tại thật đấy nhưng tất cả mọi tư tưởng đều bị chi phối, điều khiển bởi một kẻ khác. Trong cuộc sống, con người nhiều khi chỉ nghĩ đến kết quả mà không quan tâm đến cách thức. Có khi vì mục đích mà bất chấp mọi thủ đoạn. Có thể suy nghĩ của Đế Thích cũng là biểu hiện của điều đó: ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”. Đến đây, ta chợt nhớ đến nỗi băn khoăn của chàng hoàng tử Hăm-lét: sống hay không sống? Đó là vấn dề. Sống để chấp nhận mọi mũi tên của số phận phũ phàng hay đứng lên chng lại nó đằng nào cao quý hơn? Sống hay không sống không còn quan trọng nữa mà điều quan trọng là sống như thế nào, sống ra sao...? Đế Thích không hiểu được điều đó. Trường hợp hồn Trương Ba, việc sống dựa vào xác hàng thịt đã khiến hồn ông trở thành nô lệ cho thân xác. Từ đó, nhân vật hồn Trương Ba bộc lộ yêu cầu: "Tôi muôn được là tôi toàn vẹn". Đó là nhu cầu được thống nhất giữa hành động và tư tưởng của nhân vật. Trương Ba trong xác hàng thịt có một tâm hồn thanh cao, đẹp đẽ nhưng lại mang cái hình hài anh hàng thịt nặng nề, cục mịch. Đó là chưa kể ông còn có những hành động thô kệch, xa lạ với con người vốn có của mình. Từ đó, tác phẩm còn đặt ra một vấn đề triết học nữa đó là sự thông nhất toàn vẹn giữa nội dung và hình thức, giữa hình thức và bản chất của vấn đề, của các sự vật, hiện tượng trong xã hội.

Trương Ba đã quyết định dứt khoát từ chối việc nhập hồn vào cu Tị

Lời thoại trên khiến người đọc nhận ra sự đau đớn dằn vặt của Hồn Trương Ba. Linh hồn và thể xác không thể tách rời nhau. Nhưng phải là thể thống nhất. Linh hồn phải được sống đúng trong thân xác của mình. Không thể sống vay mượn, trú ẩn nơi không phải là của mình. Sống như thế thì lúc nào cũng chỉ thấy bi kịch.

Sau sự việc trên, Trương Ba đã quyết định dứt khoát từ chối việc nhập hồn vào cu Tị. Việc trú ngụ vào thân xác chú bé Tị có một cám dỗ: có thể gần gũi hơn với gia đình, bởi bản thân chú bé ấy cũng được gia đình ông yêu quý. Nhưng hồn Trương Ba lại khổ sở khi nghĩ đến những tình huống dở khóc dở cười khi một tâm hồn già cỗi trú ngụ trong thể xác một cậu bé con. ông cay đến sự mỉa mai của tạo hoá. Không chấp nhận mượn thân xác chú bé Tị nữa nhưng hồn Trương Ba cũng không cam chịu với thể xác anh hàng thịt. Ông chấp nhận cái chết để không sống giả, sống mà không được là chính mình. Quyết định trên của hồn Trương Ba thể hiện một tính cách quyết đoán, mạnh mẽ, một sự tự trọng đáng khâm phục và bên cạnh đó là một tấm lòng nhân hậu giàu tình thương.

Với tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, thẳng thắn của một nghệ sĩ hăng hái tham dự vào tiến trình cải cách xã hội, Lưu Quang Vũ sáng tác vở kịch "Hồn Trương Ba, đa hàng thịt" nhằm phê phán biểu hiện tiêu cực của lối sống lúc bấy giờ. Lời thoại trên hướng đến tình trạng con người phải sống giả, không được như bản thân mình. Đó là nguy cơ đẩy con người tới chỗ tha hoá do danh và lợi. Nếu sống vay mượn, sống chắp vá không có sự hài hoà giữa vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách và nhu cầu vật chất thì con người chỉ gặp bi kịch, mà thôi. Quá đây, tác giả muôn gửi đến người đọc một thông điệp tha thiết: Cuộc sống con người chỉ thực sự hạnh phúc, chỉ có giặ trị khi được sống đúng là mình, được sống tự nhiên trong một thể thống nhất toàn vẹn.

Viết bình luận