Trong Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân tự coi mình lả người "đi tìm... tươi vui và bền vừng". Theo anh (chị), chất vàng quý báu của thiên nhiên và của người lao động Tây Bắc đã được nhà văn phát hiện và mô tả như thế nào qua bài tùy bút của mình

Nguyễn Tuân là một nhà văn độc đáo, tài hoa và uyên bác. Ông luôn trân trọng truyền thống văn hoá của dân tộc và có tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên đất nước. Nửa thế kỷ cầm bút, Nguyễn Tuân đã có những đóng góp quý báu vào kho tàng văn học dân tộc đặc biệt là ở thể tuỳ bút - bút kí.

Trong những tác phẩm nối tiếng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng, phải kể đến tập Vang bóng một thời; sau Cách mạng, phải nói đến những tập như Sông Đà và Kí chống Mi...

Tùy bút Sông Đà gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ phác thảo; Đây là tập tuỳ bút nhà văn hoàn thành trong dịp đi thực tế ở Tây Bắc những năm 1959 - 1960. trong đó xuất sắc hơn cả phải kể đến bài tuỳ bút Người lải đò sông Đà.

Trong Người lái đò sông đà, Nguyễn Tuân tự coi mình là người " Đi tìm cái thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa, tươi vui và bền vững". Trong bài tuỳ bút nói trên, thứ vàng quý báu thể hiện qua càm xúc và suy tư của Nguyễn Tuân đối với cảnh sắc thiên nhiên và con người Tây Bắc.

Nguyễn Tuân là một nhà văn độc đáo

Trước hết, trong câu văn của Nguyễn Tuân chữ "vàng" được dùng với nghĩa bóng. Nhà vãn mượn hình ảnh "vàng" để chỉ vẻ đẹp và sự quý giá. Trong Ngươi lái đò sông Đà vẻ đẹp và sự quý giá này đưoc thể hiện không những ờ thiên nhiên Tây Bắc mà còn ở con người của vùng đất xa xôi này

Thiên nhiên Tây Bắc được Nguyễn Tuân miêu tả một each tập trung ở hình tượng con sông Đà. Dòng sông đươc nhà văn xây dựng như một nhân vật có mặt từ đầu đến cuối tác phẩm góp phần không nhỏ tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của thiên tuỳ bút. Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, sông Đà khỏng còn là một vật thể thiên nhiên vô tri, vô giác, mà trở thành một nhân vật có cá tính, có linh hồn, có tâm trạng, khá phong phú và phức tạp. Nó hội đủ cả hai đặc điểm "hung bạo và trữ tình". Hai đặc điểm này được nhà văn triển khai một cách tỉ mỉ và đầy nghệ thuật trong suốt cả bài tuỳ bút. Cảm hứng ngợi ca thiên nhiên, đất nước cùa Nguyễn Tuân được thể hiện tập trung khi miêu tả dòng sông này.

Xưa nay, đã có nhiều người viết về sòng đà. Trong văn học dân gian có truyện cổ tích Thác Bờ, có thành ngừ về ma thiêng, nước độc xứ Kim Bôi - Hạ Bi. Lê Thái Tổ có bài thơ tức cảnh, lấy Đà Giang để nói chuyện đánh dẹp giặc dữ thành công. Tuy nhiên, không ở đâu, sông Đà hiện ra trọn vẹn và hấp dẫn với sự hùng vĩ và vẻ đẹp phong phú của chính bản thân nó như trong văn Nguyễn Tuân.

Về mặt địa lí, sông Đà được "khai sinh từ huyện Cảnh Đông, tỉnh Vân Nam bên Trung Quốc" dài gần 900 cây số "lượn rồng rắn qua một vùng núi rừng hiểm trở rối đến gần nửa đường thì xin nhập quốc tịch Việt Nam, trưởng thành mãi lên và đến ngã ba Trung Hà thì chan hoà vào sông Hồng". Với tư cách một nghệ sĩ, tuy có khảo cứu công phu để cung cấp cho người đọc một vốn tri thức cụ thể, phong phú về sông Đà, nhưng nhà văn không quên khai thác khía cạnh văn hoá, thẩm mĩ của dòng sông này. Trong đoạn văn trên, ta gặp lối nhân hoá rất sáng tạo cùa nhà văn Con sông biến thành con người, có khai sinh, có trưởng thành và có cả quốc tịch

Sông Đà có cả một lịch sử phong phú đầy những biến cố với những bước thăng trầm. Thời xưa, nhà Trần lấy tên sông Đà đặt cho một trong 15 lộ của nước: Dà Giang lộ, lộ này chính là vùng đất từ Hưng Hoá trở lên. bây giò gọi là vùng Tây Bắc. Nhìn từ máy bay xuống sông Đà như một sợi dây thừng" nối các vùng từ Lai Châu về Hoà     

Bình Sông đà bao đời vẫn là nguồn sông của các dân tộc ven bờ sông. Mặc dù nó dữ dội thế mà con ngưòi "vẫn ăn đời ở kiếp với nó. Nhân dân Tây Bắc đã cùng các nhà yêu nước chiến đấu đến cùng trong phong trào Cần Vương. Đến thời thuộc Pháp, "Con sông bị chúa đất từng vùng đem cắt ngang ra từng khúc nhỏ làm "tính dữ ác của con sông lại tăng lên mấy tầng". Nhưng khi cuộc kháng chiến thành công, thì con sông Đà quê hương (...) thấy khác trước rồi, các đoàn thuyền cầm quốc kỳ đi khảo sát dế chinh phục dòng sông, mở ra một trang sử mới cho sòng Đà.
Tuy nhiẻn nói đến sông Đà, không thể không nói đến tính cách "hung bạo" của nó. Nếu đã một lần xuôi ngược trên dòng này, ắt hẳn không mấy ai quên được tính cách dữ dằn của Đà Giang. Vào đầu thiên tuỳ bút, Nguyễn Tuân liệt kê chính xác một loạt con thác dữ tính từ đất Vạn Yên trở về Thác Bờ thuộc địa phận Hoà Bình. Trong số những con thác ghê gớm đó, nhà văn dổn bút mực miêu tả một sô con thác vô cùng "độc dữ, nham hiểm" mà ông gọi là "kẻ thù số một" của con người

Cái đáng sợ của dòng sông Đà còn ở quang cảnh hùng vĩ với vẻ huyền bí hoang sơ của nó, chảy giữa một vùng núi non trùng trùng điêp điệp. Sông Đà dữ, cát sông Đà cũng dữ, "nó đục thủng gan bàn chân lỗ rỉ như những vẹt hà đục thủng đáy và mạn dưới các thuyền gỗ" Bờ sông Đà cũng chẳng hiền hoà. "Nó dựng vách thành, mặt sông chi lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia".

Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy đang mùa hè mà cũng cảm thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào đó trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn"... Tựa Hồ như một nhà quay phim lão luyện vừa cho người xem thấy bao quát khung cảnh sông Đà, vừa thỉnh thoảng dừng lại cống hiến những pha cận cảnh thật tiêu biểu đặc tả sự dữ dằn của con sông. Để khắc hoạ cái huyền bí có phần hoang sơ của dòng sông, nhà văn đã vận dụng tổng hợp các giác quan khác nhau và có những so sánh tạo bạo, mới mẻ, bất ngờ. Chẳng hạn, rõ ràng cách so sánh trưng đoạn văn vừa trích dẫn trên đây tạo được ấn tượng sâu sắc về vách đá dựng dứng với độ cao thăm thẳm, hun hút

Ông luôn trân trọng truyền thống văn hoá của dân tộc

Sông Đà quả thật ở ngoài đời vốn hung dữ Nhưng sự hung dữ có thật ấy được miêu tả như hiện rõ trước mặt ta là nhờ tài nghệ của nhà văn. Chẳng hạn như nhằm tô đậm những con sóng dữ dội ở ghềnh Hát Loóng, nhà văn đã dùng những câu có kết cấu trùng điệp, tạo nên nhịp điệu khẩn trương, gấp gáp giống như sự chuyển vần của gió to, sóng lớn: "Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy".

Dữ dội hơn nữa là những cái hút nước trên đoạn sông Tà mường Vát bên dưới Sơn La. Đoạn văn này có thể cung cấp đầy đủ những hình ảnh cần thiết cho những hoạ sĩ nào ưa vẽ những cảnh tượng sông nước dữ dằn, rùng rợn : "Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn (...). Những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào (...). Có những thuyền đã bị những cái hút nó hút xuống, thuyền giống ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới dòng sông đến mươi phút sau mới thành tan xác ở khuỳnh sông dưới"...

Nói đến sông Đà, không thể bỏ qua những con thác nguy hiểm. Nguyễn Tuân miêu tả con thuyền vượt thác như lao vào trận quyết chiến với thác nước, với đá ngầm. Nước, đá và sóng hỗ trợ cho nhau tạo nên một thạch trận trùng trùng điệp điệp đàn quân mai phục và giăng bẫy khắp lòng sông. Sức tưởng tượng phong phú và vốn trí thúc về khoa học quân sự và võ thuật đã giúp Nguyễn Tuân thành công trong những đoạn văn đặc tà cuộc chiến đấu căng thẳng, quyết liệt giữa người lái đò và thác dữ sông Đà.

Nhưng bên cạnh tính hung dữ, sông Đà còn là một áng thơ trữ tình. Mô tả dòng sông Đà ở phương diện này, câu văn Nguyễn Tuân trở nên đầy gợi cảm và hết sức mượt mà. Ông ví con sông như một người phụ nữ dịu dàng kiều diễm "tuôn dài như một áng tóc trừ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mảy trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuỗn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân...".

Đống thời, ống quan sát sắc diện con sóng biến đổi theo mùa! Khi xuân về, dòng sông "xanh ngọc bích"; còn khi thu sang thì "lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi rượu bữa"..v v...

Dặc biệt tinh tế là phát hiện của Nguyễn Tuân về cái ông gọi là màu nắng tháng ba Đường thi "yên hoa tam nguyệt hạ Dương Châu" trên sông Đà. Phải là người có một vốn vãn hoá phong phú và một tâm hồn thi sĩ thì mới có được cái liên tưởng bất ngờ kia giữa vẻ đẹp sông Đà với vẻ đẹp bài thơ tuyệt vời của Lý Bạch. Bài thơ viết về tình bạn về cố nhân Nguyễn Tuân cũng "nhìn sông Đa như một cố nhân” một liên tưởng thật thú vị. Để tôn tính cách "trữ tình" của dòng sông, nhà văn đã sử dụng nhiều hình ảnh trong sáng, gợi cảm và đầy chất thơ. Nguyễn Tuân là người rất chú ý đến âm thanh, nhịp điệu của câu văn xuôi diễn tả vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà, ông lựa những âm thanh dịu dàng, ông dùng những nhịp điệu khoan thai chậm rãi và tạo ra những câu văn co duỗi thật nhẹ nhàng : "Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như đời Lí, đời Trần, đời Lê quãng sông này cũng lặng tờ như vậy mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nươmg ngô nhú lên mấy lá ngô non đâu mùa. Mà tịnh không một bóng người, cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp (...) Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niêm cổ tích ngày xưa".

Hai đặc điểm “hung bạo và trữ tình" của con sông Đà vừa tồn tại độc lập, vừa kết hợp hài hoà với nhau tạo nên cái nền chung, để trên đó nhà văn khắc hoạ lên hình ảnh đáng khâm phục của con người lao dộng Tây Bắc, nói cụ thể là hình ảnh người nghệ sĩ - lái đò trên Đà Giang.
Ông lái đò sinh ra bên bờ sông Đà. Con sông này cung cấp nguồn sống cho ông ngay khi còn để chỏm. Sau hàng chục năm lên ngược về xuôi, tuy đã nghỉ đò vài chục năm..., ỏng vẫn thuộc lòng từng bến, từng luồng của con sông ghê gớm này. Dường như trong con người ông, tất cả đều là sản phẩm của dòng sông. “Ông” nhớ tỷ mỉ nhớ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiếm trở". Theo Nguyễn Tuân, sông Đà đối với người lái đò ấy như một trường thiên anh hùng ca mà ông thuộc đến những dấu chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng. Thật là một cách so sánh đầy gợi cảm!

Hình dáng bề ngoài của ông lái đò được Nguyễn Tuân phác hoạ độc đáo luôn gợi đến dòng sông và nghề nghiệp của ông: "Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vời vợi như lúc nào cũng mong một cái bên xa nào đó trong sương mù (...) Thân hình ông cao to và gọn quánh như chất sừng, chất mun". Ông có những hiểu biết tường tận sâu sắc về nghề nghiệp. Chẳng hạn: Tại sao thuyền đi trên sông Đà chỉ mình thon chứ không nở ? Cách dung buồm thế nào? Đấy là những câu hỏi ông có thể lý giải ngọn nguồn. Ông thuộc con sông như ông thuộc lòng bàn tay và nó chỉ ý vị đối với ông ở mạn lắm thác nhiều đá. Đâu phải bỗng dưng ông có được những kiến thức ấy? Đó là vì ông đã qua quá trình rèn luyện, bởi nghề đò vốn vất vả người cứ dựng đứng lên luôn tay luôn chân. Lên thác thì "ngực vú, bả vai người lái đò chống cây sào khiến nó bầm lên một khoảnh củ nâu nó là vết nghề nghiệp của đầu con sào gửi lại đời đời cho người lái đò sông Đà như một thứ huân chương lao động. Dẫu sao lên thác cũng đỡ gian khổ, hiểm nguy hơn xuống thác. Xuống thác nếu chi một phút thiếu linh hoạt, thiếu sự phối hợp đôi mắt đôi tay là có thể sa vào bẫy của thần chết.

Đời ông lái đò là cả một cuộc chiến đấu thực sự. chiến đấu để giành sự sống. Thì ra, cuộc đọ sức giữa thiên nhiên và con người thật ghê gớm và căng thẳng. Sau cùng phần thắng đã thuộc về phía con người, con người trở về cuộc sống thanh bình. Khi làn "sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ. Sông lại thanh bình thì chả ai bàn thên một lời nào về cuộc chiến đấu vừa qua". Cuộc chiến đấu sống chết vừa rồi hoá ra "không có gì đáng hồi hộp, đáng nhớ". Ông lái đò được Nguyễn Tuân ví như chất "vàng mười" quý giá. Trên bối cảnh sông nước mây trời sông Đà, ông đẹp hơn tất cả, quý hơn tất cả, tuy ông vốn sống nghèo khổ, vẫn tuyệt đối vô danh. Như vậy, theo Nguyễn Tuân, những người lao động ở những nơi xa xôi hẻo lánh cũng có thế trở hành anh hùng. Họ là những nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình lao đóng thiêng liêng vô cùng, đáng quý vô cùng!

Không ít người đã từng quen biết dòng sông Đà, quen biết thững người lái đò sông Đà, nhưng chỉ có một Nguyễn Tuân nhìn thấy và làm cho chúng ta thấy vẻ đẹp của dòng sông và người lái đò Đà. Đấy đúng là một "thứ vàng" cùa màu sắc sồng núi Tây Bắc, thứ vàng mười của con người vùng dất này, như cách nói đầy hỉnh ảnh của nhà văn

Đọc tuỳ bút Người lái đò sông Đà, ta thêm yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên và con người Tây Bắc, yêu tiếng Việt phong phu giàu co, cảm phục Nguyễn Tuân - người nghệ sĩ ngôn từ độc đáo tài hoa

Viết bình luận