Tục ngữ có câu: “Đất rắn trồng cây khẳng khiu / Những người thô tục nói điều phàm phu." Em hãy giải thích câu tục ngữ trên và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở thanh thiếu niên xây dựng phong cách sống văn minh của thời đại ngày nay

Lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày là nhu cầu rất quan trọng trong cuộc sống. Qua cách ăn nói người ta có thể đánh giá được nhân cách của con người: người lịch sự văn minh thì nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn; kẻ thô tục cộc cằn thì nói những điều khó nghe, những lời khiếm nhã. Người thì nói ra là “nhả ngọc phun châu”, kẻ nói ra lại toàn là “rắn rết”. Để răn dạy mọi người bài học đạo đức, bài học về nhân cách làm người, tục ngữ có câu:

“Đất rắn trồng cây khẳng khiu

Những người thô tục nói điều phàm phu”!

Đất rắn trồng cây khẳng khiu

Đây là lời nhắn nhủ rất quan trọng, rất cần thiết cho mỗi chúng ta.

Câu tục ngữ thật giàu hình ảnh và đầy ý nghĩa. Tác giả dân gian đưa ra những hình ảnh thật là quen thuộc: “đất” và “cây”. Hai vật này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau - mối quan hệ nhân quả: “Đất rắn” nên cho ra “cây khẳng khiu”. Đây là một sự việc tất nhiên, dễ thấy, dễ kiểm nghiệm và ai cũng công nhận. Nhưng đằng sau cái lẽ đương nhiên ấy, tác giả dân gian lại ngầm ngụ ý nói với chúng ta: Bản chất của đất không cần kiểm tra hay xét lọc gì mà chỉ cần nhìn bụi cây, ngọn cỏ ta có thể biết được đất tốt hay xấu. Nghĩa là nhìn cây trên đất sẽ biết được bản chất của đất. Và từ đó liên tưởng đến con người chúng ta cũng vậy: “Nliững người thô tục nói điều phàm phu”. Bằng cách so sánh ngầm: Những con người “thô tục” cũng như “đất rắn” đã bộc lộ ngay bản chất của nó. Đó là khi nói năng, khi giao tiếp, khi hành động dẫu có giấu kín cỡ nào thì cái bản chất ấy rồi cũng sẽ hiện ra. Đất xấu biểu lộ qua cây xấu. Người thô tục biểu lộ qua “nói điều phàm phu”.

Vấn đề câu tục ngữ truyền dạy chúng ta thật là hợp lí và phải lẽ. Bởi mối quan hệ nhân quả giữa cái bản chất được giấu kín với cái biêu hiện ra bên ngoài là thống nhất. Do đó muốn người ta đánh giá mình tốt hay xấu không phải lo che đậy bản chất đi là được mà phải cải tạo, sửa chữa, thay đổi. Ví như đất khô cằn kia phải được chám sóc vun phân tưới nước, cải tạo đất thì đất mới màu mỡ và cây lúc ấy sẽ tốt tươi. Con người cũng vậy, phải luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức, bỏ đi những thói xấu dần dần thay đổi bản chất từ ác thành thiện, xấu trở thành tốt, lúc ấy con người mới có suy nghĩ, hành động và nói năng tốt đẹp.

Nhưng việc đó quả là không đơn giản. Bởi vì bản chất là cái đã ăn sâu vào sự vật, vào con người, không thể chỉ bằng một vài tác động hoặc trong một thời gian ngắn mà thay đổi được. Những vùng đất khồ cằn, bạc màu, muốn cải tạo nó, con người phải dùng biết bao biện pháp khoa học, tác động vào đất hàng mấy năm, có khi hàng chục năm trời đất mới trở nên màu mỡ được, huống chi là con người. Khi ta đem những điều hay, lẽ phải để cải tạo bản chất xấu của con người thì bên cạnh con người đó vẫn có không biết bao nhiêu điều xấu cũng tác động vào anh ta. Cái tốt có thắng được cái xấu hay ngược lại là do chính bản thân ta quyết định. Con người có quyết tâm, có nỗ lực phấn đấu, có ý thức sửa chữa sai lầm, không tự buông thả mình cùng sự giúp đõ' nhiệt tình của những người chung quanh thì họa chăng có thể chiến thắng được. Đây là cuộc đấu tranh bền bỉ liên tục chứ không thể một sớm một chiều mà thay đổi con người từ Thô tục” thành người “thanh lịch” được.

Những người thô tục nói điều phàm phu

Ngoài ra, câu tục ngữ còn muốn thông qua một quy luật trong tự nhiên để nói lên một quy luật trong xã hội. Đất, môi trường sống của cây, mà khô cứng thì cây gầy khẳng khiu, không tươi tốt. Xã hội, môi trường sông của con người, mà xấu xa thì cũng không thể tạo được những con người tốt. Cho nên chúng ta phải ra sức xây dựng một xã hội văn minh; để tạo miếng đất tốt cho những nhân cách tốt nẩy nở và phát triển.

Gia đình là tế bào của xã hội. Nếu ở gia đình có sự chăm sóc giáo dục tốt, được dạy dỗ tận tường, có cách ăn nói lễ phép, nhã nhặn, thực hiện được nếp sống văn minh thì gia đình đó sẽ tạo được những đứa con có nhân cách tốt. Do vậy, ngay từ nhỏ ta phải có ý thức rèn luyện bẳn thân, tự nhìn lại mình sửa lỗi lầm nếu có và phát huy những mặt tốt đã có. Như vậy mình sẽ không trở thành “kẻ thô tục” và nói những điều “phàm phu”. Tóm lại, câu tục ngữ dạy ta bài học có giá trị, một phương châm xử thế văn minh. Ngày nay, xã hội chúng ta với trình độ dân trí ngày càng cao thì nếp sông văn minh lại càng cần được nâng cao hơn nữa. Hòa vào nhịp sống chung của xã hội, chúng ta không thể quên câu tục ngữ này để luôn tự rèn luyện mình.

Viết bình luận