Văn mẫu lớp 8: Điều muốn nói

Chị hơn tôi mười hai tuổi, là con bác Cả từ Hà Nội vào. Chị ở nhờ nhà tôi trong khi chờ việc làm. Chị là con một trong gia đình, vì nhà nghèo nên phải vất vả từ nhỏ - mẹ tôi bảo thế, tôi chẳng tin. Mẹ tôi còn kể chị rất thông minh, học giỏi, năm nào cũng là học sinh xuất sắc. Từng là sinh viên giỏi khoa kế toán trường Đại học. Dĩ nhiên tôi cũng chẳng tin. Nhưng có điều tôi lấy làm lạ: Tôi chưa thấy chị khóc bao giờ. Và có lẽ vì thế, vì tự tin với đôi mắt mít... khô của mình mà mỗi lần tôi khóc, chị lại trêu: “Lêu lêu, mít ướt”.

Còn một điểm khác giữa tôi và chị. Trong khi tôi mê truyện tranh như điếu đổ, nó là hơi thở, là cuộc sông của tôi thì đêu với chị, nó là một liều thuốc ngủ tuyệt vời. Cầm cuốn truyện tôi cho mượn, đọc được vài ba chữ, chị đã ngáp ngấn ngáp dài làm tôi tức lắm.

Hôm đó tôi bị “viêm màng túi” vì hậu đậu đánh rơi mất tiền. Khổ rồi, đó là ngày “ra lò” tập truyện cuối cùng của bộ truyện mà tôi cưng như trứng. Đầu tôi lóe lên một ý nghĩ: “Hay là mình lấy trộm tiền của chị mua truyện nhỉ! Xin mẹ thì không được rồi, mẹ vốn “dị ứng” với “mấy cái truyện lèm nhèm đọc cho hư cả mắt” mà! Chỉ còn cách đó thôi!.

Chị ở cùng phòng với tôi, lại không như mấy cô thủ quỹ lúc nào cũng lo giữ đồng tiền nên tôi rất dễ dàng lấy được năm nghìn đồng để mua được cuốn truyện còn thơm mùi giấy mới. Nhân lúc chị xuống bếp nấu cơm, tôi nhẹ nhàng khóa cửa phòng lại, rồi bắt đầu thực hiện âm mưu đen tối. Ranh ma hơn nữa, sau khi lây tiền, tôi không hâp tâp chạy ra hiệu sách mua truyện ngay, mà đợi đến sáng mai, sau khi tan học...

Ăn cơm xong, tôi định lên giường ngủ thì chị hỏi:

- Em có thây năm nghìn đồng của chị rớt đâu không?

Tôi cười thầm trong bụng: chị ấy muốn thử xem mình phản ứng thế nào mà! Rồi giả vờ trố mắt ngạc nhiên:

- Chị làm mất à?

chị tôi

- Rớt không có nghĩa là mất. Hôm qua chị đi chợ còn dư để vào túi treo trên móc đồ rồi! Không lẽ trong lúc chị để tiền vào túi, túi chị thủng.

- Chị nói lung tung, làm em chẳng hiểu mô tê gì cả! Tôi vờ nhăn nhó rồi ngả lưng xuống giường. Tôi biết nếu kéo dài thêm, sớm muộn gì tôi cũng thòi ra một vài câu ba láp. Tôi cảm giác mình đã lòi đuôi... chuột.

Tôi nghĩ đi nghĩ lại lời nói đầy ẩn ý của chị. “Trong lúc chị để tiền vào túi, túi chị thủng” mà túi chị thật ra không thủng, mà chị ám chỉ có kẻ đã trộm tiền. Một kẻ trộm chuyên nghiệp không bao giờ lấy chỉ năm nghìn đồng. Đó là người trong nhà và người đáng nghi nhất trong trường hợp này là tôi. Nếu mà chị nói mẹ thì... Tôi bủn rủn chân tay khi nghĩ đến cây roi của ba. Tôi đã quên mất lời quảng cáo của mẹ: “Chị ấy rất thông minh...”. Nghĩ đi nghĩ lại một hồi, tôi lấy tờ năm nghìn đồng đút vào túi xách của chị. Định bụng mai sẽ mượn tiền mấy đứa bạn của mình xem sao vậy.

Chiều hôm đó, chị lại gần tôi chìa ra năm nghìn đồng, sắc mặt tôi lúc đó thoáng xanh thoáng đỏ như da tắc kè.

- Cho em nè! Chị mới nhặt được.

Nói rồi chị đi ra khỏi phòng, nhanh như gió, để lại tôi ngẩn ngơ với số tiền...

- Em trả lại chị này! Hôm qua em đã lấy của chị. Em xin lỗi.

Chị nhìn tôi, hơi ngỡ ngàng, sau đó cười rất tươi. Tôi hiểu được điều chị muôn nói, tôi đã hiểu.

Viết bình luận